Trang chủ Lớp 7 Ngữ văn lớp 7 sách Chân trời sáng tạo Soạn bài Đợi mẹ trang 98, 99 Ngữ Văn lớp 7 tập...

Soạn bài Đợi mẹ trang 98, 99 Ngữ Văn lớp 7 tập 2 Chân trời sáng tạo: Mẹ đã bế ai vào nhà? Dựa vào đâu mà em cho là như vậy?...

Hướng dẫn trả lời câu hỏi trải nghiệm cùng văn bản trang 98, 99 SGK Ngữ Văn lớp 7 tập 2 Chân trời sáng tạo. Soạn bài Đợi mẹ – Văn 7 CTST

Chuẩn bị đọc

Đợi chờ luôn mang lại cho người đợi những cảm xúc đặc biệt. Hãy chia sẻ với các bạn những cảm xúc của em khi đợi chờ một ai đó/ một điều gì đó.

 

Trả lời:

Hồi bé chắc hẳn ai cũng từng trải qua cảm xúc khi chờ đợi mẹ đi chờ về và em cũng vậy. Mỗi sáng khi mẹ đi chợ em luôn ở nhà ngóng chờ mẹ từng giây từng phút, cảm xúc lúc ấy vô cùng bồn chồn, hồi hộp xen chút nghĩ ngợi không biết mẹ có mua món đồ mình thích hay không. Đợi quá lâu sẽ cảm thấy buồn chán, chạy hẳn ra ngõ để đón mẹ về.

Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1. Em hình dung thấy điều gì khi đọc đoạn thơ này?

 

Trả lời:

Advertisements (Quảng cáo)

Em hình dung được hình ảnh bạn nhỏ đang ngồi ngóng chờ mẹ về, nhìn hoài nhìn mãi không thấy mẹ đâu tới khi trăng đã lên mà mẹ vẫn ở trên đồng, bao quanh chỉ là sự cô đơn, trống trải.

Câu 2. Mẹ đã bế ai vào nhà? Dựa vào đâu em cho là như vậy?

Trả lời:

– Mẹ đã bế bạn nhỏ vào nhà.

– Dựa vào câu thơ “Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ”. Vì bạn nhỏ chính là người luôn chờ trông, ngóng đợi mẹ về từng ngày. 

Nội dung chính

Bài thơ Đợi mẹ kể về câu chuyện muôn thuở của trẻ thơ, được viết lên từ những rung cảm chân thành, xúc động của một tâm hồn luôn khát khao tình yêu thương của mẹ. Nhà thơ Vũ Quần Phương xa mẹ từ nhỏ, có lẽ vì vật mà khi viết về mẹ, mỗi vần thơ của ông đều như chạm đến những cảm xúc sâu lắng nhất trong lòng người đọc.

Qua “nỗi đợi” của em bé về mẹ, bài thơ giúp chúng ta cảm nhận được tình yêu thương của em dành cho mẹ, vị trí đặc biệt của mẹ trong tâm hồn em. Đồng thời, bài thơ còn khắc họa một cách chân thực, cảm động hình ảnh người mẹ tần tảo, lam lũ vì mưu sinh, và vì con.