Trang chủ Lớp 7 Ngữ văn lớp 7 sách Kết nối tri thức Soạn bài Đi lấy mật trang 18 SGK Ngữ Văn 7 tập...

Soạn bài Đi lấy mật trang 18 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Kết nối tri thức...

Hướng dẫn trả lời câu hỏi Trước khi đọc và Đọc văn bản trang 18, 19, 20, 21, 22, 23 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Soạn bài Đi lấy mật – Văn 7 KNTT

Advertisements (Quảng cáo)

Nội dung chính: 

Văn bản Đi lấy mật kể về câu chuyện 3 cha con Cò An đi vào rừng lấy mật, qua đó tác giả bật mí cho chúng ta về cách làm tổ cho loài ong mật.

TRƯỚC KHI ĐỌC

Hãy kể tên một số miền quê của Việt Nam mà em từng đến thăm hoặc biết tới qua tác phẩm nghệ thuật (tranh ảnh, phim, thơ văn,…). Nơi nào đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất?

Trả lời:

– Một số miền quê của Việt Nam mà em từng đến thăm hoặc biết tới qua tác phẩm nghệ thuật (tranh ảnh, phim, thơ văn,…) là Bắc Ninh, sông nước miền Tây Nam Bộ, Tây Nguyên.

– Nơi đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất là Bắc Ninh, ở đó có hội Lim với những liền anh, liền chị hát quan họ.

ĐỌC VĂN BẢN

1. Hình dung: Khung cảnh thiên nhiên qua cái nhìn của nhân vật An. 

– Khung cảnh thiên nhiên qua cái nhìn của nhân vật An: đất rừng yên tĩnh, trời không có gió, không khí mát lạnh của hơi nước sông ngòi, mương rạch, đất ẩm… ánh sáng trong vắt.

2. Theo dõi: Chú ý những chi tiết miêu tả ngoại hình và cử chỉ của các nhân vật. 

– Những chi tiết miêu tả ngoại hình và cử chỉ của các nhân vật:

+ Ngoại hình: tía (bên hông lủng lẳng túi, lưng mang gùi, tay cầm chà gạc), thằng Cò (đội cái thúng to).

+ Cử chỉ: tía (vung tay lên, đưa con dao phạt ngang), tôi (chen vào giữa, quảy tòn ten cái gùi), con Luốc (chạy tung tăng, sục sạo)

3. Theo dõi: Chú ý những suy nghĩ của nhân vật An về tía nuôi, về Cò.  

– Những suy nghĩ của nhân vật An:

+ Về tía nuôi: rất quan tâm tới An (nghe tiếng thở của An cũng biết là An mệt và cho ngồi nghỉ)

+ Về Cò: một người khỏe mạnh dẻo dai (cặp chân như bộ giò nai, lội suốt ngày trong rừng)

4. Theo dõi: Cò giảng giải cho An những gì?  

Advertisements (Quảng cáo)

– Cò giảng giải cho An về sự xuất hiện của ong mật, nơi mà ong mật sẽ làm tổ.

5. Hình dung: vẻ đẹp phong phú, sống động của rừng.  

– Vẻ đẹp phong phú, sống động của rừng: được thể hiện ở sự đa dạng của các loài chim, âm thanh sống động của chim, ong, cảnh vật cây cối cũng đa dạng: đàn ong mật như một xâu chuỗi hạt cườm, một đàn li ti như nắm trấu bay, tiếng kêu eo…eo…râm ran khu rừng mà phải thính tai mới thấy; mặt trời tuôn ánh sáng vàng rực rỡ, chim hót líu lo, hương tràm thơm ngây ngất khắp khu rừng, những con kì nhông với đủ sắc màu; vùng cỏ tranh khô vàng có hàng nghìn con chim cất cánh bay.

6. Tóm tắt: Nội dung câu chuyện của má nuôi An.  

– Nội dung câu chuyện của má nuôi An:

+ kể về chỗ tìm cách gác kèo với những kinh nghiệm như hướng gió, đường bay của ong, chỗ ấm, ít gió, ít người qua lại

+ kể về cách làm tổ ong: chọn nhánh tràm non, to bằng cổ tay, chọn cây vừa kín vừa im và có nhiều bóng nắng thì mật không bị chua; gác kèo làm tổ phải tỉa bớt xung quanh để khi lấy mật cho dễ.

+ kể về thời gian đóng tổ: giữa tháng mười một, như vậy cuối năm gặp mưa cành làm tổ sẽ bị mưa rửa trôi sẽ giống với các cành còn lại thì ong sẽ về làm tổ.

7. Theo dõi: Ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật. 

– Ngôn ngữ đối thoại của An và má: An nghe má kể thì cũng nghĩ là làm gác kèo cho ong là dễ, nhưng thực tế nhiều người có kinh nghiệm gác kèo mười năm vẫn về tay không vì định không đúng chỗ, đoán sai hướng gió.

8. So sánh: Sự khác biệt trong cách “thuần hóa” ong rừng của người dân vùng U Minh. 

 Sự khác biệt trong cách “thuần hóa” ong rừng của người dân vùng U Minh:

Cách thuần hóa ong của người dân U Minh Cách thuần hóa ong ở các nơi khác
– Gác kèo sẵn cho ong về làm tổ – Người La Mã làm tổ bằng đồng hình chiếc vại, đục thủng nhiều lỗ con quanh miệng và quanh đáy.

– Người Mễ Tây Cơ: làm tổ ong bằng đất nung.

– Người Ai Cập nuôi ong trong tổ bằng sành hình ống dài xếp trồng lên nhau trên bãi cỏ.

– Ở Châu Phi: đục rỗng thân cây, bịt kín hai đầu.

– Ở Tây Âu: tổ ong lợp bằng rơm