Câu hỏi/bài tập:
Bảng dưới đây ghi lại số liệu quãng đường đi được theo thời gian của hai học sinh A và B bằng xe đạp.
t(min) |
0 |
5 |
10 |
15 |
20 |
\({s_A}(km)\) |
0 |
1 |
2 |
3 |
4 |
\({s_B}(km)\) |
0 |
0,5 |
1 |
Advertisements (Quảng cáo) 1,5 |
2 |
a) Dựa vào số liệu trong bảng, hãy vẽ đồ thị quãng đường – thời gian của hai học sinh.
b) Từ đồ thị, xác định tốc độ của mỗi học sinh.
Biểu thức tính tốc độ: \(v = \frac{s}{t}\)
+) v: tốc độ chuyển động của vật (m/s)
+) s: quãng đường đi được của vật (m)
+) t: thời gian đi được quãng đường s của vật (s)
Đổi đơn vị thời gian: 1 phút = \(\frac{1}{{60}}h\)
a) Vẽ đồ thị quãng đường – thời gian của hai học sinh.
b) Đổi 10 phút = \(\frac{{10}}{{60}}h = \frac{1}{6}h\)
Tốc độ của học sinh A là:
\(v = \frac{s}{t} = \frac{2}{{\frac{1}{6}}} = 12(km/h)\)
Tốc độ của học sinh B là:
\(v = \frac{s}{t} = \frac{1}{{\frac{1}{6}}} = 6(km/h)\)