Giải Bài 1 trang 85 sách bài tập toán 7 - Chân trời sáng tạo - Bài 2. Làm quen với xác suất của biến cố ngẫu nhiên
Gieo một con xúc xắc 6 mặt cân đối. Tính xác suất của các biến cố sau:
A: “Xuất hiện mặt có 2 chấm”
B: “Xuất hiện mặt có số chấm chia hết cho 4”
C: “Xuất hiện mặt có số chấm chia hết cho 7”
D: “Xuất hiện mặt có số chấm là ước của 60
Advertisements (Quảng cáo)
Xác định được đâu là biến cố chắc chắn, biến cố không thể, biến cố ngẫu nhiên để tính xác suất
Vì con xúc xắc cân đối nên 6 mặt của nó cùng khả năng xảy ra.
- Do chỉ có đúng 1 mặt có 2 chấm nên \(P(A) = \frac{1}{6}\)
- Vì chỉ có 1 mặt có số chấm chia hết hết cho 4 nên \(P(B) = \frac{1}{6}\)
- Vì không có mặt nào có số chấm chia hết cho 7 nên C là biến cố không thể, do đó \(P(C) = 0\).
- Vì cả 6 mặt đều có số chấm là ước của 60 nên biến cố D là biến cố chắc chắn nên \(P(D) = 1\)