Trang chủ Lớp 7 SBT Văn 7 - Cánh diều (Bài tập 1, SGK) Xác định biện pháp tu từ nói quá...

(Bài tập 1, SGK) Xác định biện pháp tu từ nói quá trong những câu dưới đây. Cách nói quá trong mỗi trường hợp đó biểu thị điều gì?...

Xem lại khái niệm nói quá; xác định biện pháp tu từ nói quá. Lời giải bài tập, câu hỏi Câu 1 trang 13 SGK Ngữ văn 7 tập 2 - Bài tập tiếng Việt trang 13 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều.

Câu hỏi/bài tập:

Câu 1 (trang 13, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

(Bài tập 1, SGK) Xác định biện pháp tu từ nói quá trong những câu dưới đây. Cách nói quá trong mỗi trường hợp đó biểu thị điều gì? Chỉ ra tác dụng của chúng.

a) Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng,

Ngày tháng Mười chưa cười đã tối.

(Tục ngữ)

b) Thuận vợ thuận chồng, tát Biển Đông cũng cạn.

(Tục ngữ)

e) Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

Advertisements (Quảng cáo)

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần!

(Ca dao)

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Xem lại khái niệm nói quá; xác định biện pháp tu từ nói quá

Answer - Lời giải/Đáp án

a. Nói “chưa nằm đã sáng - chưa cười đã tối” là quá sự thật, là phóng đại mức độ và tính chất nội dung nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. Hai câu đầu ngụ ý đêm tháng năm rất ngắn, ngày tháng mười rất ngắn. Câu cuối ngụ ý, lao động của người nông dân hết sức vất vả.

b. Nói “tát Biển Đông cũng cạn” là nói quá sự thật vì nước biển Đông rất lớn, không thể tát cạn. Biện pháp tu từ nói quá nhằm phóng đại mức độ, gây ấn tượng và tăng sức biểu cảm. Câu nói ngụ ý rằng vợ chồng hòa thuận sẽ làm nên sức mạnh to lớn.

c. Nói “Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” là nói quá vì mồ hôi không thể nhiều được như mưa. Biện pháp nói quá trong câu này đã phóng đại mức độ để nhấn mạnh, gây ấn tượng về nỗi cực nhọc của người nông dân, qua đó tăng sức biểu cảm cho câu ca dao, nhắc nhở mọi người hãy quý trọng công sức lao động của người lao động.