Câu 1
Dựa vào phần Tri thức Ngữ văn trong SGK, em hãy giải nghĩa của các yếu tố Hán Việt sau: quốc, gia, biến, hội, hữu, hoá.
Dựa vào Tri thức Ngữ Văn trong SGK
* Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt
- Quốc: nước
- Gia1: nhà; Gia2: tăng thêm
- Biến: (1) thay đổi; (2) biến cố, tai họa
- Hội: họp lại, tụ lại, hợp lại
- Hưu: có
- Hóa: biến đổi
Câu 2
Giải thích ý nghĩa của các từ Hán Việt in đậm trong đoạn văn sau:
Xuân Diệu là nhà thơ của tình yêu và lòng yêu đời tha thiết. Cái suy nghĩ “say đắm đuối” và “non xanh” mơn mởn đã hoà vào nhau thành những bản tình ca réo rắt. Đó không chỉ là tình yêu mà còn là khúc hát giao hoà của con người và thiên nhiên, cuộc sống. “Vội vàng”, mà đặc biệt là những câu thơ cuối bài, bằng bút pháp sôi nổi, rạo rực và đầy biến hoá, đã thể hiện rõ cái chất mãnh liệt, nồng nàn, rất riêng của Xuân Diệu.
Advertisements (Quảng cáo)
Dựa vào Tri thức Ngữ Văn trong SGK
Ý nghĩa các từ Hán Việt in đậm:
- Tình ca: bài hát về tình yêu.
- Thiên nhiên: tổng thể nói chung những gì tồn tại xung quanh con người mà không do con người tạo ra (đồng nghĩa với “tự nhiên”).
- Bút pháp: cách dùng các phương tiện nghệ thuật để tạo nên tác phẩm nghệ thuật.
- Biến hoá: biến đổi thành cái khác, chuyển sang dạng thức khác (trong trường hợp này, “biến hoá” được sử đụng như một danh từ).
Câu 3
Đặt câu với các từ in đậm trong đoạn văn ở bài tập 2.
Đặt câu dựa vào nghĩa đã tìm được ở câu trên. Chú ý đánh dấu các từ Hán Việt được sử dụng để đặt câu
- Ca sĩ Lê Anh Dũng được ví như quý ông hát tình ca trong làng nhạc Việt.
- Bảo vệ thiên nhiên và môi trường là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.
- Đoạn thơ “Chị em Thúy Kiều” sử dụng bút pháp nghệ thuật ước lệ, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp của con người, khắc họa rõ nét chân dung chị em Thúy Kiều.
- Tôn Ngộ Không có nhiều phép biến hóa thần thông.