Câu hỏi/bài tập:
Đọc văn bản Một thức quà của lúa non: Cốm và trả lời các cầu hỏi:
a. Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết Một thức quà của lúa non: cốm là một văn bản tuỳ bút?
Đọc lại các đặc điểm của tuỳ bút, tản văn ở phần tri thức Ngữ Văn trong SGK, đọc kỹ văn bản mẫu
Một thức quà của lúa non: cốm là một tuỳ bút vì:
Advertisements (Quảng cáo)
- Ghi lại những hình ảnh, sự việc mà người viết quan sát, chứng kiến về hương sắc, mùi vị của cốm làng Vòng, cách thưởng thức cốm một cách văn hoa.
- Thể hiện tình cảm trân trọng yêu quý của tác giả đối với cốm.
- Chất trữ tình: thấm đẫm trong từng đoạn văn, ví dụ trong đoạn đầu tiên tác giả vừa tả vẻ đẹp của đầm sen, của cánh đồng lúa, bông lúa non (màu sắc, mùi hương), vừa thể hiện sự tinh tế trong cảm nhận của tác giả về vẻ đẹp đó, ví dụ như đoạn sau
Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh động xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trữu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời.
- Cái tôi của Thạch Lam thể hiện trong văn bản là cái tôi tinh tế, trân trọng món quà của thiên nhiên và văn hoá ẩm thực của dân tộc, cách nhìn, cách nghĩ, cách xưng gọi mang nét riêng của tác giả, chẳng hạn như: “Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không”, “Hỡi các bà mua hàng!”; “Chúng ta có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen.”
Văn bản giúp HS cảm nhận được tâm hồn phong phú, sâu sắc, tinh tế của tác giả.
- Ngôn ngữ trong tuỳ bút này thể hiện đặc điểm thể loại: cách dùng từ ngữ giản dị nhưng sống động, giàu hình ảnh, đồng thời thấm đẫm cảm xúc của tác giả.