Mở đầu:
Quan sát Hình 13.1 và cho biết màu nước ở ao nuôi nào phù hợp để nuôi thủy sản? |
Quan sát Hình 13.1 và nhận xét về màu sắc và độ trong của nước.
Hình 13.1a: màu nước xanh đậm (xanh rêu): Nước có màu xanh đậm là do sự phát triển của tảo lam không tốt cho các loài thủy sản
Hình 13.1b: nước màu xanh nhạt (đọt chuối non): Màu xanh nhạt do sự phát triển của tảo lục => màu nước thích hợp nhất để nuôi thủy sản.
Hình 13.1c: nước màu đen, mùi thối: có nhiều khí độc như meetan (CH4), hydro sunfua (H2S) nên tôm, cá nuôi dễ bị nhiễm độc và chết.
Câu hỏi:
1. Vì sao cần quản lý môi trường ao nuôi? 2. Môi trường nước ao nuôi thủy sản có những đặc tính nào? |
Đọc nội dung mục 1. Quản lý môi trường ao nuôi.
1. Quản lý môi trường ao nuôi thích hợp và ổn định sẽ:
+ Làm giảm nguy cơ các bệnh do môi trường;
+ Tăng sức khỏe;
+ Tránh gây sốc cho động vật thủy sản;
+ Kìm hãm sự phát triển của tác nhân gây bệnh.
2. Đặc tính của môi trường nước ao nuôi thủy sản bao gồm: lý học, hóa học, sinh học
Vận dụng:
Advertisements (Quảng cáo) Em hãy tìm hiểu ngưỡng chịu đựng nhiệt độ và nhiệt độ tối ưu của một số loài cá theo mẫu Bảng 13.1. |
Phương pháp giải:
Liên hệ thực tế.
Loài cá |
Ngưỡng nhiệt độ (tối thiểu – tối đa) |
Nhiệt độ tối ưu |
Cá rô phi |
5 – 420C |
30 độ C |
Cá chép |
3 – 24 độ C |
28 độ C |
Cá hồi |
4 - 24 độ C |
12 – 21 độ C |
Cá tra |
15 – 39 độ C |
25 – 32 độ C |
Cá tầm |
15 – 29 độ C |
22 – 25 độ C |