Trang chủ Lớp 7 SGK Công nghệ 7 - Chân trời sáng tạo Câu hỏi trang 58 Công nghệ 7 – Chân trời sáng tạo:...

Câu hỏi trang 58 Công nghệ 7 - Chân trời sáng tạo: Cần chăm sóc vật nuôi như thế nào để phù hợp với mỗi giai đoạn phát triển của vật nuôi? Công việc chăm sóc và nuôi...

Quan sát hình 10.2 ta thấy hình a – lợn con, hình b – gà con Lời giải bài tập, câu hỏi Câu hỏi trang 58 - Bài 10. Kĩ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi SGK Công nghệ 7 - Chân trời sáng tạo.

Mở đầu

Cần chăm sóc vật nuôi như thế nào để phù hợp với mỗi giai đoạn phát triển của vật nuôi?

Công việc chăm sóc và nuôi dưỡng vật nuôi con, vật nuôi đực và vật nuôi cái sinh sản phải phù hợp với mục đích chăn nuôi, đặc điểm cơ thể của vật nuôi.

- Vật nuôi non: cần cho bú sữa đầu, tập cho ăn sớm. Cho vật nuôi được vận động, sưởi ấm, tiếp xúc nhiều với nắng sớm và đảm bảo vệ sinh, tiêm phòng bệnh đầy đủ

- Vật nuôi đực giống: cung cấp thức ăn đủ năng lượng, protein, vitamin và chất khoáng. Cho vật nuôi vận động hằng ngày, đảm bảo vệ sinh và tiêm phòng bệnh

- Vật nuôi cái sinh sản: giai đoạn mang thai và nuôi con cần cung cấp đủ các chất dinh dưỡng, năng lượng và bổ sung thêm thức ăn như rau tươi, củ, quả,… Theo dõi, chăm sóc khi vật nuôi sinh con và có chế độ vận động phù hợp, đảm bảo vệ sinh và tiêm phòng bệnh

- Khi chăn nuôi phải chú ý thực hiện các biện pháp giữ vệ sinh môi trường, chuồng trại, tiệm vaccine để phòng dịch bệnh, phát hiện và điều trị kịp thời, đảm bảo an toàn cho vật nuôi và sức khoẻ cho người chăm sóc, nuôi dưỡng.

Câu hỏi

1. Quan sát hình 10.1 và nêu những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của vật nuôi.

https://baivan.net/sites/default/files/styles/giua_bai/public/d/m/Y/10.1_1.png?itok=0AnzIjyl

Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của vật nuôi:

- Quá trình chọn con giống

- Quá trình nuôi dưỡng

- Quá trình chăm sóc

- Quá trình phòng và trị bệnh

2. Hãy liệt kê những công việc cần làm để nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi.

Những công việc cần làm để nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi.

- Chuẩn bị chuồng trại một cách tốt nhất, chọn nơi đủ mát, đủ ấm, đủ ánh sáng để làm chuồng

- Nuôi vật nuôi mẹ tốt để có nhiều sữa chất lượng tốt cho đàn con.

- Tiêm thuốc phòng các bệnh theo đúng từng giai đoạn

- Giữ ấm cho cơ thể.

- Cho bú sữa đầu có đủ chất dinh dưỡng và kháng thể (chất chống bệnh).

- Tập cho vật nuôi non ăn sớm với các loại thức ăn có đủ chất dinh dưỡng để bổ sung sự thiếu hụt chất dinh dưỡng trong sữa mẹ.

- Cho vật nuôi vận động và tiếp xúc với nhiều ánh sáng.

Advertisements (Quảng cáo)

- Giữ vệ sinh, phòng bệnh cho vật nuôi.

- Cần phải cho vật nuôi vận động, tắm chải thường xuyên, kiểm tra thể trọng và tinh dịch.

- Thức ăn phải có đủ năng lượng, protein, chất khoáng và vitamin.

- Thường xuyên bổ sung các loại thức ăn để đảm bảo vật nuôi được đủ chất

- Làm cho khả năng phối giống và chất lượng đời sau có thể tăng lên.

3. Theo em, vì sao tiêm vaccine lại giúp vật nuôi phòng ngừa được bệnh dịch?

Tiêm vaccine giúp vật nuôi phòng ngừa được bệnh dịch vì vắc xin là chế phẩm có tính kháng nguyên để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với tác nhân gây bệnh, kích thích hệ thống miễn dịch tự nhận diện, loại bỏ các mầm mống vi sinh vật tấn công cơ thể động vật.

4. Hãy nêu các đặc điểm cơ thể của vật nuôi non mà biết trong từng trường hợp được minh họa ở hình 10.2.

https://baivan.net/sites/default/files/styles/giua_bai/public/d/m/Y/10.2.png?itok=fTgU4vHA

Quan sát hình 10.2 ta thấy hình a – lợn con, hình b – gà con, hình c - bê

Hình 10.2a: Lợn con:

- Lợn con có tốc độ sinh trưởng phát triển nhanh

- Hệ thần kinh điều khiển cân bằng nhiệt chưa hoàn chỉnh.

- Bộ máy tiêu hóa của lợn con phát triển nhanh nhưng chưa hoàn thiện về chức năng, khả năng tiêu hóa của lợn con rất hạn chế.

- Chức năng miễn dịch chưa tốt.

- Khả năng điều hòa thân nhiệt kém (do lớp mỡ dưới còn mỏng, lượng mỡ và đường glycogen dự trữ còn ít nên khả năng cung cấp năng lượng bị hạn chế)

Hình 10.2b: Gà con

- Gà con mới nở có thân nhiệt chưa ổn định, khả năng điều tiết thân nhiệt kém (lớp lông tơ mỏng manh và khả năng sinh nhiệt kém nên dễ mất nhiệt, giảm thân nhiệt và chết vì lạnh)

- Sức đề kháng kém, chức năng miễn dịch chưa tốt.

- Gà con có tốc độ sinh trưởng cao nhất nên nhu cầu dinh dưỡng cao nhưng do kích thước và chức năng hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh.

Hình 10.2c: Bê (Bò con)

- Chưa có sừng.

- Sức đề kháng của bê con vẫn còn yếu

- Chức năng hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh.