2. Em hãy đọc các ý kiến sau và trả lời câu hỏi.
a) Một cái ôm của bố mẹ có thể giúp chúng ta giải toả được những căng thẳng trong cuộc sống.
b) Khi căng thẳng, có thể đi đâu đó vài ngày cho nguôi ngoai.
c) Hoà mình vào thiên nhiên với cỏ cây hoa lá và vui chơi, nô đùa cùng bạn bè là những khoảnh khắc tuyệt vời giúp ta quên đi mọi áp lực.
d) Tập thể dục, thể thao mỗi ngày giúp chúng ta chống lại áp lực, căng thẳng.
e) Không có điều gì trên cuộc đời này không có cách giải quyết. Nếu bạn đã thật cố gắng mà vẫn chưa giải quyết được thì hãy hỏi ý kiến của chuyên gia để được giúp đỡ.
g) Lên mạng xã hội than thở cũng là một cách giải tỏa nỗi buồn.
- Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến nào ở trên? Vì sao?
- Em đã từng áp dụng cách nào để ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng trong học tập hoặc giao tiếp với bạn bè, người thân?
- Đọc các ý kiến trên.
- Chỉ ra ý kiến mà em đồng tình, không đồng tình và giải thích.
- Bản thân em đã từng áp dụng cách nào để ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng trong học tập hoặc giao tiếp với bạn bè, người thân.
- Em đồng ý với các ý kiến:
a) Một cái ôm của bố mẹ có thể giúp ta giải toả được những căng thẳng trong cuộc sống.
Advertisements (Quảng cáo)
Bởi vì khi bản thân cảm thấy áp lực, căng thẳng sẽ cần một người để động viên mình, ba mẹ là người luôn luôn là chỗ vựa tinh thần vững chắc cho mình.
c) Hoà mình vào thiên nhiên với cỏ cây hoa lá và vui chơi, nô đùa cùng bạn bè là những khoảnh khắc tuyệt vời giúp ta quên đi mọi áp lực.
Bởi vì khi căng thẳng, mình cần làm gì đó để có thể giải tỏa những căng thẳng.
d) Tập thể dục, thể thao mỗi ngày giúp chúng ta chống lại áp lực, căng thẳng.
Bởi vì tập thể dục có thể giúp tinh thần ta thoải mái, thư giãn hơn.
e) Không có điều gì trên cuộc đời này không có cách giải quyết. Nếu bạn đã thật cố gắng mà vẫn chưa giải quyết được thì hãy hỏi ý kiến của chuyên gia để được giúp đỡ.
Bởi vì khi muốn giải quyết một vấn đề gì thì cần bình tĩnh, xem xét các cách khác nhau và có thể nhờ tư vấn từ người khác.
- Em không đồng ý với các ý kiến:
b) Khi căng thẳng, có thể đi đâu đó vài ngày cho nguôi ngoai.
Bởi vì khi căng thẳng, mình cần làm gì đó giải tỏa nhưng cần đúng chừng mực, chúng ta còn nhỏ, không nên đi đâu một mình.
g) Lên mạng xã hội than thở cũng là một cách giải toả nỗi buồn.
Bởi vì than thở chỉ khiến ta ngày càng chán nản và những bình luận có thể ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân.
- Cách em đã từng áp dụng để ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng trong học tập hoặc giao tiếp với bạn bè, người thân là:
+ Khi em cảm thấy áp lực trong việc học, em sẽ giải trí bằng các clip hài vui nhộn cho tinh thần sảng khoái.
+ Khi em cảm thấy buồn, em sẽ mở nhạc lên thư giãn.