Trang chủ Lớp 7 Vở thực hành Ngữ văn 7 (Kết nối tri thức) Bài tập 2 trang 30 Vở thực hành Văn lớp 7 Tập...

Bài tập 2 trang 30 Vở thực hành Văn lớp 7 Tập 1: Hoàn thành dàn ý cho bài nói bằng cách điền thông tin vào chỗ trống. Giới thiệu vấn đề dự kiến trình bày Triển khai...

Xây dựng dàn ý bài nói qua gợi ý của 3 phần . Soạn Bài tập 2 trang 30 Vở thực hành (VTH) Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - Thực hành nói và nghe trang 30.

Câu hỏi/bài tập:

Hoàn thành dàn ý cho bài nói bằng cách điền thông tin vào chỗ trống.

a. Mở đầu: Giới thiệu vấn đề dự kiến trình bày

b. Triển khai: Tập trung vào những điểm quan trọng, cơ bản trong bài trình bày.

- Giải thích vấn đề và nêu các biểu hiện cụ thể:

- Nêu suy nghĩ của em về vấn đề:

c. Kết thúc: Đánh giá ý nghĩa của vấn đề:

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Xây dựng dàn ý bài nói qua gợi ý của 3 phần :

Mở đầu

Triển khai

Advertisements (Quảng cáo)

Kết thúc

Answer - Lời giải/Đáp án

a. Mở đầu: Giới thiệu vấn đề dự kiến trình bày

Nếu có ai hỏi tôi tình cảm cao đẹp nhất trên thế giới này là gì? Tôi sẽ không ngần ngại mà trả lời rằng đó là tình cảm gia đình.

b. Triển khai: Tập trung vào những điểm quan trọng, cơ bản trong bài trình bày.

- Giải thích vấn đề và nêu các biểu hiện cụ thể:

Tình cảm gia đình là tình yêu thương, quý mến, đùm bọc nhau của các thành viên trong gia đình. Tình cảm gia đình có thể là tình mẫu tử, phụ tử,… và là những tình cảm vô cùng cao đẹp, quý báu. Một gia đình dạt dào tình cảm là một gia đình mọi người tôn trọng, yêu thương nhau, giúp đỡ nhau mọi điều từ nhỏ nhất trong cuộc sống. Tình cảm trong gia đình là những tình cảm tốt đẹp nhất của con người, giúp cho chúng ta rèn luyện tình cảm và những đức tính tốt đẹp khác, tình cảm gia đình là tiền đề để con người phát triển. Gia đình có được hạnh phúc, êm ấm, dạt dào tình cảm hay không hoàn toàn là do ý thức, hành vi của con người.

- Nêu suy nghĩ của em về vấn đề:

Chúng ta - những người con trong một gia đình nhỏ hãy cố gắng vun đắp một mái ấm hạnh phúc, từ đó làm nền tảng để gia đình to - đất nước Việt Nam phát triển bền vững hơn. Bên cạnh đó, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người chưa biết trân trọng tình cảm gia đình, sống thờ ơ, lạnh nhạt. Lại có những người sống bất hiếu, vô lễ với ông bà, cha mẹ,… đây là những hành vi xấu mà chúng ta cần bài trừ ra khỏi xã hội. Mỗi người được sống dưới một mái ấm gia đình hãy có trách nhiệm với gia đình của mình, yêu thương cha mẹ, lễ phép với ông bà, nhường nhịn anh chị em,… là những việc cần thiết để tạo nên một gia đình hạnh phúc.

c. Kết thúc: Đánh giá ý nghĩa của vấn đề:

Giá trị của gia đình to lớn đến mức chúng ta không thể hình dung ra được. Chính vì thế, hãy trân trọng gia đình mình nhiều nhất có thể