Câu hỏi/bài tập:
Rút gọn vị ngữ in đậm trong các câu sau và nhận xét về sự thay đổi nghĩa của câu sau khi vị ngữ được rút gọn:
a. Mắt tôi vẫn không rời tổ ong lúc nhúc trên cây tràm thấp kia.
- Rút gọn vị ngữ:
- Nhận xét về sự thay đổi nghĩa của các câu sau khi vị ngữ được rút gọn:
b. Rừng cây im lặng quá.
- Rút gọn vị ngữ:
- Nhận xét về sự thay đổi nghĩa của câu sau khi vị ngữ được rút gọn:
c. Ở xứ Tây Âu, tổ ong lại lợp, bện bằng rơm đủ kiểu, hình thù khác nhau.
Rút gọn vị ngữ:
- Nhận xét về sự thay đổi nghĩa của câu sau khi vị ngữ được rút gọn:
Advertisements (Quảng cáo)
Rút gọn vĩ ngữ và đưa ra nhận xét.
a. Mắt tôi vẫn không rời tổ ong lúc nhúc trên cây tràm thấp kia.
- Rút gọn vị ngữ: Mắt tôi vẫn không rời tổ ong lúc nhúc.
- Nhận xét về sự thay đổi nghĩa của các câu sau khi vị ngữ được rút gọn: Nghĩa của câu không chỉ ra rõ được vị trí của tổ ong.
b. Rừng cây im lặng quá.
- Rút gọn vị ngữ: Rừng cây im lặng.
- Nhận xét về sự thay đổi nghĩa của câu sau khi vị ngữ được rút gọn: Nghĩa của câu làm giảm sắc thái, cảm xúc của người nói.
c. Ở xứ Tây Âu, tổ ong lại lợp, bện bằng rơm đủ kiểu, hình thù khác nhau.
- Rút gọn vị ngữ: Ở xứ Tây Âu, tổ ong lại lợp, bện bằng rơm đủ kiểu.
- Nhận xét về sự thay đổi nghĩa của câu sau khi vị ngữ được rút gọn: Nghĩa của câu không chỉ rõ ra được sự đa dạng về hình thù của các tổ ong.