Trang chủ Lớp 7 Vở thực hành Ngữ văn 7 (Kết nối tri thức) Bài tập 3 trang 30 Vở thực hành Văn lớp 7 Tập...

Bài tập 3 trang 30 Vở thực hành Văn lớp 7 Tập 1: Viết đoạn văn (khoảng 8-10 câu) ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ...

Giới thiệu được bài thơ và tác giả. Nêu được ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ. Gợi ý giải Bài tập 3 trang 30 Vở thực hành (VTH) Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - Thực hành viết trang 28.

Câu hỏi/bài tập:

Viết đoạn văn (khoảng 8-10 câu) ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Giới thiệu được bài thơ và tác giả. Nêu được ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ.

Advertisements (Quảng cáo)

- Diễn tả được cảm xúc về nội dung và nghệ thuật, đặc biệt chú ý tác dụng của thể thơ bốn chữ hoặc năm chữ trong việc tạo nên nét đặc sắc của bài thơ.

- Khái quát được cảm xúc về bài thơ.

Answer - Lời giải/Đáp án

Viết về quê hương và tình yêu quê hương, bài thơ "Chiều sông Thương” của Hữu Thỉnh là một bài thơ hay, đáng yêu. Thể thơ 5 chữ, giàu vần điệu nhạc điệu, lời thơ thanh nhẹ, hình tượng đẹp, trong sáng, cảm xúc dào dạt, bâng khuâng, mênh mang. Chiều thu đẹp thơ mộng bên sông Thương, thuộc vùng Bố Hạ, Việt Yên là thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật, được miêu tả và cảm nhận. Người đi xa về thăm quê (người lính?) trìu mến, bâng khuâng dõi nhìn cảnh vật quê hương là tâm trạng nghệ thuật. Buổi chiều trong thơ, nhất là chiều.thu thường mán mác buồn, nhưng "Chiều sông Thương” lại nhiều thiết tha, bâng khuâng rạo rực. Người đi xa trở về thăm quê, mắt như ôm trùm cảnh vật, hồn như đang nhập vào cảnh vật, bước chân thì "dùng dằng”, níu giữ, vấn vương. Có lẽ vì cô gái Kinh Bắc xinh đẹp (hoa Quan họ) mà chàng trai thấy "nở tím” cả dòng sông quê nhà; đôi bàn chân cứ "dùng dằng” mãi