Bài tập 1
Những chi tiết miêu tả không gian đặc trưng của mùa xuân Hà Nội (vào đầu tháng Giêng và sau rằm tháng Giêng)
- Vào đầu tháng Giêng:
- Sau rằm tháng Giêng:
- Không gian gia đình:
Em đọc lại văn bản để nhận thấy được khung cảnh không gian đặc trưng của mùa xuân Hà Nội và không gian gia đình
- Chi tiết miêu tả không gian đặc trưng của mùa xuân Hà Nội vào đầu tháng Giêng:
+ Mưa riêu riêu, gió lành lạnh
+ Có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng
- Chi tiết miêu tả không gian đặc trưng của mùa xuân Hà Nội sau rằm tháng Giêng:
+ Đào hơi phai nhưng nhuỵ vẫn còn phong, cỏ không mướt canh như cuối đông, đầu Giêng, nhưng trái lại lại nức một mùi hương man mác.
+ Trời hết nồm, mưa xuân thay thế cho mưa phùn, nền trời không còn đùng đục như màu pha lê mờ.
+ Trời đất có nhiều vệt sáng nhiều màu sắc khác nhau qua từng thời điểm.
- Chi tiết miêu tả không gian gia đình:
+ Người ta bắt đầu trở về bữa cơm giản dị có cà om với thịt thăn điểm những lá tía tô thái nhỏ hay bát canh trứng cua vắt chanh ăn mát như quạt vào lòng.
+ Cánh màn điều treo ở trước bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm “hoá vàng” và các trò vui ngày Tết cũng tạm thời kết thúc để nhường chỗ cho cuộc sống êm đềm thường nhật.
Bài tập 2
Sức sống của thiên nhiên và con người được khơi dậy trong cái rét ngọt đầu xuân:
- Thiên nhiên:
- Con người:
Em đọc lại văn bản để trả lời câu hỏi
Trong cái rét ngọt đầu xuân, sức sống của thiên nhiên và con người được khơi dậy bằng một sức sống mới. Nó làm cho con người ta “phát điên lên”, đứng ngồi không yên mà buộc phải ea ngoài để thưởng thức cái không gian ấy. Mùa xuân còn làm con người ta trẻ hơn, đập mạnh hơn. Con người cũng muốn yêu và được yêu nhiều hơn nữa.
Bài tập 3
Nhận xét về cách tác giả diễn tả cảm giác trong lòng mình khi mùa xuân đến:
Đọc lại cách diễn tả cảm giác của tác giả để nhận xét được sự đặc biệt
Advertisements (Quảng cáo)
Cách tác giả diễn tả cảm giác của lòng mình khi mùa xuân đến: rất độc đáo, thú vị, rất bản năng mà không chút cầu kì, vòng vo: “Ấy đấy, cái mùa xuân thần thánh của tôi nó làm cho người ta muốn phát điên lên như thế đấy.”
Bài tập 4
Cách tác giả triển khai bài tùy bút theo mạch chủ đề về mùa xuân bắt đầu từ ai cũng chuộng mùa xuân:
Nêu chủ đề:
Đưa ra các tình huống làm rõ chủ đề:
Chứng minh bằng trải nghiệm của bản thân:
Em đọc lại văn bản để trả lời câu hỏi
Tác giả đã triển khai bài tuỳ bút theo mạch chủ đề về mùa xuân bắt đầu từ “ai cũng chuộng mùa xuân”, sau đó ông đã nhắc tới lý do nhiều người chuộng mùa xuân đến vậy. Tiếp tục, tác giả đưa ra quan điểm “nhưng yêu nhất mùa xuân không phải là vì thế”. Từ đó tác giả dẫn dắt người đọc đến mùa xuân Tháng Giêng của Bắc Việt – quê hương của ông.
Bài tập 5
Cụm từ mùa xuân của tôi, mùa xuân thần thánh của tôi, mùa xuân của Hà Nội thân yêu chứa đựng những thông tin riêng, tình cảm tiêng của nhà văn.
Qua các cụm từ được tác giả sử dụng, em nhận xét về tình cảm của người viết
Cách viết này cho em hiểu tác giả là người sống xa quê, ông luôn mang một nỗi nhớ và tình yêu dành cho Hà Nội.
Bài tập 6
Câu văn cho thấy lời văn của bài tùy bút như lời trò chuyện tâm tình:
Đặc điểm lời văn này tác động đến cảm nhận của người đọc.
Em đọc lại văn bản để chọn câu văn mang giọng điệu tâm tình, từ đó em nhận xét tác động của câu văn đến cảm nhận của người đọc
- Chọn một câu văn cho thấy lời văn của bài tuỳ bút như lời trò chuyện tâm tình: “Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa.”
- Đặc điểm đó của lời văn có tác động khiến cho người đọc cảm thấy gần gũi hơn với tác giả, chúng ta như được đồng cảm, cùng chung suy nghĩ với lời tâm tình của tác giả.
Bài tập 7
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nhận về cảnh sắc và không khí mùa xuân.
Em hãy nêu cảm nhận của bản thân
Mùa xuân tới, cảnh sắc và không khí cũng chợt thay đổi. Nếu như vào mùa đông, cảnh vật và không gian dường như thật u ám, buồn tẻ thì đến mùa xuân, mọi thứ mang một sức sống mới. Trên trời cao, những đám mây trôi nhẹ nhàng và bồng bềnh trong gió làm cho không gian mùa xuân trở nên khoáng đạt, sạch sẽ. Ở góc trời đằng kia, đàn én đang tung tăng chao lượn báo hiệu mùa xuân về. Trước cảnh sắc đó, con người hiện lên với cái gì đó mới mẻ, tràn trề sức sống, chúng ta không còn co ro trong những chiếc áo phao dày cộm nữa mà đã phơi phới hơn trong tiết trời se se lạnh của mùa xuân.