Trang chủ Lớp 7 Vở thực hành Ngữ văn 7 (Kết nối tri thức) Bài tập Thực hành tiếng Việt trang 39 vở thực hành ngữ...

Bài tập Thực hành tiếng Việt trang 39 vở thực hành ngữ văn 7: Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì?...

Dựa vào dấu hiệu nhận biết phó từ để xác định phó từ bổ sung ý nghĩa cho danh từ. Giải Bài tập 1, 2, 3, 4 - Thực hành tiếng Việt trang 39 vở thực hành ngữ văn 7 - Bài 3. Cội nguồn yêu thương. Gạch dưới phó từ bổ sung ý nghĩa cho danh từ trong các câu sau...Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì?

Bài tập 1

Gạch dưới phó từ bổ sung ý nghĩa cho danh từ trong các câu sau:

a. Tôi nghĩ không phải chỉ riêng bà con trong làng mà nói chung mọi người, nhất là lứa tuổi trẻ, đều cần biết câu chuyện này.

b. Những lúc ấy, thầy Đuy-sen đã bế các em qua suối.

c. Tuy chúng tôi còn bé, nhưng tôi nghĩ rằng lúc đó chúng tôi đều đã hiểu được những điều ấy.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào dấu hiệu nhận biết phó từ để xác định phó từ bổ sung ý nghĩa cho danh từ

Answer - Lời giải/Đáp án

a. Phó từ: mọi

b. Phó từ: các

c. Phó từ: những


Bài tập 2

Điền phó từ và ý nghĩa mà mỗi phó từ bổ sung cho động từ, tính từ trong các câu:

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào chức năng của phó từ để xác định

Answer - Lời giải/Đáp án

Câu

Phó từ

Ý nghĩa mà mỗi phó từ bổ sung

cho động từ, tính từ trong câu

a. Và tôi không nghĩ ra được cách gì hơn là thay mặt bà An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va để kể hết chuyện này.

Phó từ: không

Bổ sung ý nghĩ về sự

phủ định cho động từ “nghĩ”

Advertisements (Quảng cáo)

b. Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì?

Phó từ: lắm

Bổ sung ý nghĩa về mức độ của từ “hay”

c. Chúng tôi cũng đứng dậy cõng những bao ki-giắc lên lưng và rảo bước về làng.

Phó từ: cũng

Bổ sung ý nghĩa về sự tiếp diễn tương tự

với việc ở phía trước.

d. An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em thì chắc là ngoan lắm phải không?

Phó từ: quá, lắm

bổ sung ý nghĩa về mức độ của trạng

thái được nhắc tới.


Bài tập 3

Trong phần (4) của văn bản Người thầy đầu tiên, phó từ hãy được lặp lại nhiều lần. Tác dụng của việc lặp lại phó từ hãy:

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ đoạn trích, xác định vị trí của phó từ hãy và nêu tác dụng

Answer - Lời giải/Đáp án

Tác dụng của việc lặp lại phó từ hãy, bổ sung ý nghĩa cho động từ phía sau nó, chỉ sự cầu khiến, mệnh lệnh. Từ đó, nhấn mạnh nỗi băn khoăn, trăn trở của người hoạ sĩ.


Bài tập 4

Viết đoạn văn (khoảng 5-7) câu trình bày cảm nhận của em về nhân vật thầy Đuy-sen hoặc An-tư-nai, trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 3 phó từ, Gạch dưới các phó từ đó.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Lựa chọn nhân vật để bày tỏ cảm xúc, chú ý sử dụng phó từ

Answer - Lời giải/Đáp án

Đuy-sen đúng là một người thầy vĩ đại, cử chỉ của thầy rất hồn nhiên. Thầy hiền hậu nói lên những lời ấm áp lay động tâm hồn tuổi thơ. Mới gặp các em nhỏ xa lạ lần đầu mà thầy đã nhìn thấy, đã thấu rõ cái khát khao muốn được học hành của các em: “các emchả sẽ học tập ở đây là gì?”. Thầy Đuy-sen quả là có tài và là ngườirất giàu kinh nghiệm sư phạm. Chỉ sau một vài phút gặp gỡ, vài câu nói nhẹ nhàng, thầy đã khơi dậy trong lòng các em nhỏ người miền núi sự ham học.