Trang chủ Lớp 8 Ngữ văn lớp 8 (sách cũ) Khái niệm về văn thuyết minh, Văn bản thuyết minh là kiểu...

Khái niệm về văn thuyết minh, Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên,...

Văn Thuyết Minh lớp 8 - Khái niệm về văn thuyết minh. Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, trong xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.

1. Thuyết minh là gì?

-  Thuyết minh nghĩa là nói rõ, giải thích, giới thiệu.

-  Thuyết minh còn có nghĩa là hướng dẫn cách dùng.

(Từ điển từ Hán Việt - Phan Văn Các)

2. Văn thuyết minh là gì?

-   Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, trong xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.

Ví dụ:

-  Giới thiệu một nhân vật lịch sử.

-  Giới thiệu một miền quê, một vùng địa lí...

-  Ciới thiệu một đặc sản, một món ăn.

-  Giới thiệu một vị thuốc.

-  Giới thiệu một loài hoa, loài chim, loài thú, v.v...

-   v.v...

3.Tính chất của văn thuyết minh

Các văn bản thuyết minh tốt là một văn bản trình bày rõ ràng, hấp dẫn đặc điểm cơ bản của đối tượng đang được nói tới. Sự xác thực là tiêu chí hàng đầu của thuyết minh.

Ngôn ngữ diễn đạt trong văn bản thuyết minh phải chính xác, chặt chẽ, cô

đọng và sinh động. Cách viết màu mè, dài dòng sẽ gây cho người đọc sự nghi ngờ, khó chịu, cần hết sức tránh.

Ví dụ:

a, Đền Ngọc Sơn

Ở Hà Nội có cảnh đẹp là cảnh đền Ngọc Sơn ở giữa hồ Hoàn Kiếm. Đền này làm từ đời nhà Hậu Lê, trên một cái gò nổi lên ở giữa Hồ. Người đi lại phải qua một cái cầu bằng gỗ. Ở ngoài dường đi vào, về bên trái, có một cái núi đá, người ta đắp lên, và có xây một cái tháp vuông, ở trên ngọn có cái ngòi bút đề là "Búp Tháp”.

Vào đến gần cầu, ở trên cái cửa tò vò có cái nghiên đá, đề là "Nghiễn Đài”. Vì đền Ngọc Sơn thờ Văn Xương Đế Quân là một vị thần coi về việc văn học, cho nên mới xây những nghiên bút như thế.

Trước cửa đền có cái nhà thuỷ tạ gọi là ‘Trấn Ba Đình”, giữa có dựng cái bia đá để ghi sự tích cái đền ấy. Đến mùa nóng nực, người ta hay ra đấy hóng mát và ngắm phong cảnh, thật là có bề thanh thú lắm”.

(Theo Quốc Văn giáo khoa thư)

b, Ca Huế

Fes-ti-van Huế đã để lại bao ấn tượng tuyệt đẹp cho du khách gần xa. Không gian Huế (cảnh sắc thiên nhiên núi sông, các công trình kiến trúc như lăng tẩm. chùa chiền, phong cảnh làng vườn...), ẩm thực Huế, thiếu nữ Huế, con người Huế, đặc biệt là những đêm ca Huế trên sông Hương đã để lại những cảm tình nồng hậu đối với những ai đã một lần đến thăm Huế.

Advertisements (Quảng cáo)

Chỉ nói riêng về ca Huế, đã tuyệt vời. Cảnh trăng nước Hương Giang. Chiếc thuyền rồng nhẹ trôi êm đềm. Hình ảnh các ca công, những nam thanh nữ tú điệu nghệ, tài hoa, duyên dáng trong sắc phục Huế. Tiếng đàn tranh réo rắt, huyền diệu. Giọng ca trầm bổng du dương, lai láng tình non nước, tình trai hiền gái lịch, tình người vấn vương...

"Thương thì xin đó đừng phai

Ấy ai tình tự, tạc dạ chớ phai

Chớ phai, hỡi người tình tự!”.

Về nguồn gốc, ca Huế có hai loại: điệu Bắc và điệu Nam. Các điệu Nam. giọng réo rắt, man mác, thương cảm.. chịu ảnh hưởng của ca khúc Chiêm Thành ngày xưa. Các điệu Bắc có lẽ phỏng theo từ khúc của Trung Quốc mà ra, có giọng du dương, sôi nổi.

Ca Huế rất phong phú về làn điệu với gần một trăm ca khúc thanh nhạc và khí nhạc. Các điệu ca Huế như cổ bản, Kim tiền, Tứ đại cảnh, Lưu thuỷ, Hành vân. Nam ai, Nam thương, Nam bình, Vọng phu, v.v... đã thấm sâu vào hồn người mấy trăm năm qua.

Hãy đến với Huế, nghe tiếng chuông chùa Thiên Mụ trong mờ sương, ngắm tà áo dài tím Huế và chiếc nón bài thơ của thiếu nữ Huế, nhìn dòng sông Hương thơ mộng những đêm trăng và thưởng thức ca Huế.

Hãy đến với Fes-ti-van Huế và nền văn hoá Huế...

"Đã đôi lần đến với Huế mộng mơ

Tôi ôm ấp một tình yêu dịu ngọt”...

c. Trường đại học Harvard (Ha-vơt)

Tốt nghiệp Harvard (Ha-vơt) là một danh dự ở Mĩ vì trường đại học này có những truyền thống lâu đời. Trường ở thành phố Cambrige (Cambritgiơ) thuộc ngoại vi Boston. Cambrige nguyên là tên một thành phố đại học của Anh.

Trường Harvard được thành lập năm 1636 bởi Công ty Anh Massachusetts Bay Company. Trường mang tên Harvard, một mục sư trẻ để lại cho trường một nửa tài sản (780 bảng) và thư viện (320 cuốn) của mình. Lúc đầu chỉ có 12 học sinh và một thầy giáo, do giáo phái Thanh giáo xây dựng, với mục đích đào tạo mục sư cho các thuộc địa mới của Anh. Trường lấy tên Cambrige trước khi đổi tên là tnrờng Trung học và sau là trường Đại học Harvard.

Năm 1640, ông Henry Dunster (Henry Đanxtơ) tốt nghiệp trường Đại học Cambrige ở Anh, được cử làm hiệu trưởng trường Harvard. Ông điều hành theo mô hình của Anh và dạy các môn: Khọc học xã hội, ngôn ngữ và ba môn triết học. Khoa thần học ra đời năm 1721 nhờ sự giúp đỡ của một nhà kinh doanh ở London để trả lương cho giáo viên.  Sáu năm sau, trường có thêm khoa Toán học và khoa Triết học. Trong 100 năm đầu, trường phải dựa vào sự giúp đỡ của nhà nước thuộc địa, nhờ các khoản tiền ủng hộ của các cựu sinh viên và tổ chức nhân đạo, cho đến năm 1833 thì chấm dứt. Harvard bắt đầu phát triển mạnh kể từ khi ông C.W.Eliot (Êliơt) được bổ nhiệm làm hiệu trưởng trong năm 1869. Là một người có đầu óc cách tân, ông đã đưa nhiều bộ môn mới vào chương trình giảng dạy, cải cách phương pháp giảng dạy, đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật. Ông đã khôi phục khoa Luật và cải cách khoa Y. Thành tích lớn nhất của ông là ban hành "chế độ lựạ chọn”, cho phép sinh viên được tự do chọn môn học. Do đó, số sinh viên từ 1.000 đã tăng lên 3.000, và số khoa tăng từ 49 lên 278. Nhà trường trở thành tổ chức giáo dục tiên phong trong nước, là nơi xuất hiện nhiều giáo sư xuất sắc, nổi tiếng thế giới. Ông Eliot luôn luôn tin rằng "Trường đại học là thầy dạy chân lí, là cái kho chân lí, và là người đi tìm chân lí”. Ông đã nghỉ hưu văo năm 1909. 

Việc tổ chức chế độ nội trú và chế độ trợ lí học tập là sáng kiến đầu tiên của hiệu trưởng A.L.Powell (Pauơl). Ông còn sửa đổi "chế độ lựa chọn”, vì ông cho rằng "một người có học phải am tường một vài môn và có hiểu biết chung về các môn khác”. Nhờ các khoản tiền giúp qua nhiều thập kỉ, trường đã xây được 10 khu nội trú cho thầy, trò và các trợ lí.

Sau đó, hiệu trưởng J.B. Conant (Câunơnt) đã thực hiện chương trình giáo dục tổng hợp vào năm 1949, quy định mỗi sinh viên bắt buộc phải học các môn thuộc 3 lĩnh vực - khoa học nhân văn, khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Ông đặt ra chế độ học bổng giúp các thanh niên ưu tú có điều kiện học tập.

Hiện nay trường Đại học Harvard là một tổ chức học đường có quyền tự hào với 100 thư viện lưu giữ trên 10 triệu cuốn sách, 8 viện bảo tàng, và đầy đủ nhữngĐến năm 1953, hiệu trưởng N.M. Pusey (Piuzi) tổ chức các trung tâm nghiên cứu Đông Á, Trung Đông và Liên Xô. Ngoài ra trường còn ra báo hàng ngày cho sinh viên H    Harvard, tờ "The Crimson Eye” là cơ quan phát triển các nhân tài báo chí Mĩ như: Donald Graham, chủ bút báo "Washington Post”, Peter Kann, trợ lí chủ bút báo "Wall Street Journal”,Anthony Lewis, nhà báo chuyên giữ một mục của tờ "New York Times’. Cần kể thêm những nhà báo lớn của Mĩ, như: Walter Lippman, các nhà văn có hạng như: T. s. Eliot, Robert Frost và Wallace Stevens...

phương tiện học tập và nghiên cứu độc nhất ở nước Mĩ. Năm 1965, trường sát nhập với một trường Đại học nữa là Radcliffe Colege.

Trong 353 năm tồn tại, trường Harvard đã đào tạo nhiều chính khách và nhiều nhà khoa học, trong số đó có 6 tổng thống, 29 nhà khoa học và hoạt động xã hội được giải thưởng Nobel, và 27 người được giải thưởng Pulizer. Trường Harvard đã cho ra mắt thế giới chiếc máy tính dùng số đầu tiên, chiếc phổi bằng sắt đầu tiên, chiếc đồng hồ chính xác nhất và một loạt các phát minh và phát kiến, kể cả lí thuyết di truyền về hành vi của con người.

Học sinh mới vào trường được chào đón bằng câu châm ngôn nổi bật trên tường: "Vào đây để lớn lên trong sự thông thái, ra đi để phục vụ tốt hơn đất nước và đồng loại của bạn”.

Ngày nay, để được tiếp nhận vào trường Đại học Harvard, mỗi thí sinh phải hoàn thành các thủ tục nhập học khá chặt chẽ và phải đóng 60.000 đô la cho 4 năm học. Mỗi năm, trường tiếp nhận đơn xin học của khoảng 14.000 sinh viên, không riêng của Mĩ mà của cả các nước trên khắp thế giới, nhưng chỉ có khoáng 16% đủ tiêu chuẩn vào học. Trường có khoảng 36.000 sinh viên.

Hữu Ngọc

*  Các số liệu trên đây tính đến 1990.

*  Hi vọng trong tương lai, có một số học sinh là độc giả cuốn sách này, trở thành sinh viên trường Đại học Harvard, sẽ đem tài năng phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam giàu đẹp.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Ngữ văn lớp 8 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây: