1. Có những câu phủ định bác bỏ sau.
a. Cụ cứ tưởng đấy chứ nó chẳng hiểu gì đâu!
Không, chúng con không đói nữa đâu.
b. Đó là nhừng câu phủ định bác bỏ vì nó “phản bác” một ý kiến, nhận định trước đó.
Câu Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chẳng hiểu gì đâu! Ông giáo dùng để “phản bác” lại suy nghĩ của lão Hạc (cái giống nó cũng khôn! Nó cứ lằm im như nó trách tôi, nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo với tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế nào mà lão cư xử với tôi như thế này à?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!).
Câu Không, chúng con không đói nữa đâu là câu cái Tý muốn làm thay đổi (“phản bác”) điều mà nó cho là mẹ nó đang nghĩ: mấy đứa con đang đói quá. (Chú ý: câu thứ hai trong c (Hai đứa ăn hết ngần kia củ khoai thì no mòng bụng: ra rồi còn đói gì nữa) cũng có ý nghĩa bác bỏ, nhưng không phải là câu phủ định, vì không có từ phủ định).
Còn câu phủ định trong a là câu phủ định miêu tả
2.a. Tất cả 3 câu trong a, b, c đều là câu phủ định, vì đều có những từ phủ định như không (trong a và b), chẳng (trong c). Nhưng những câu phủ định này có điểm đặc biệt là có một từ phủ định kết hợp với mọi từ phủ định khác (như trong a: không phải là không) hay kết hợp với một từ nghi vấn (như trong câu c: ai chẳng). hoặc kết hợp với một từ phủ định khác và một từ bất định (như trong b: không ai không). Khi đó ý nghĩa của cả câu phủ định là khẳng định, chứ không phải phủ định.
b. Những câu không có từ phủ định mà có ý nghĩa tương đương với những câu trên:
. Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song có ý nghĩa (nhất định).
. Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, ai cũng (mọi người đến) từng ăn trong Tết Trung thu, ăn nó như ăn cỏ mùa thu vào lòng vào dạ.
. Từng qua thời thơ ấu ở Hà Nội, ai cũng có một lần nghến cổ nhìn lên tán lá cao vút mà ngắm nghía một cách ước ao chùm sấu non xanh hay thích thú chia nhau nhấm nháp món sấu dầm bán trước cổng trường.
3. Nếu thay thì câu này phải viết lại: Dế Choắt chưa dậy được, nằm thoi thóp. Lưu ý phải bỏ từ nữa, câu Dế Choắt chưa dậy được nữa, nằm thoi thóp là câu sai. Khi thay không bằng chưa thì ý nghĩa của câu cũng thay đổi. Bởi vì chưa biểu thị ý phủ định đối với điều mà cho đến một thời điểm nào đó không có, nhưng sau thời điểm đó có thế có. Còn không cũng biểu thị ý phủ định đối với điều nhất định, nhưng không có hàm ý là về sau có thể có. Khi không kết hợp với nữa thì cả tổ hợp biểu thị ý phủ định một điều vào một thời điểm nào đó và kéo dài mãi. Trong câu chuyện, Dế Choắt sau khi bị chị Cốc mổ đã nằm thoi thóp, không bao giờ dậy nữa và chết. Vì vậy câu văn của Tô Hoài thích hợp với mạch của câu chuyện hơn.
4. a. Các câu đã cho trong phần này không phải là câu phủ định (vì không có từ ngữ phủ định), nhưng cùng được dùng để biểu thị ý phủ định (phủ định bác bỏ: phản bác ý kiến, nhận định trước đó).
- Đẹp gì mà đẹp! đùng để pảan bác ý kiến khẳng định một cái gì đóđdẹp (ví dụ Ngôi nhà này đẹp thật!)
- Làm gì có chuyện đó! Dùng đề phản bác tính chân thực của một thông báo hay một nhận định, đánh giá (ví dụ: Có loại xe hơi chạy bằng nước lã, không cần xăng dầu).
- Bài thơ này mà hay à? Đây là một câu nghi vấn dùng để phản bác ý kiến khắng định một bài thơ nào đó hay (ví dụ: Bài thơ này hay thật).
Advertisements (Quảng cáo)
- Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng? Đấy là một câu nghi vấn mà ông giáo dùng để phản bác điều mà ông giáo cho là lão Hạc đang nghĩ: ông giáo sung sướng hơn lão Hạc.
b. Đặt những câu có ý nghĩa tương đương với các câu trên
- Không đẹp một chút nào!
- Không thể có chuyện đó được
- Bài thơ này không hay
- Bài thơ này dớ quá
- Cụ không biết chứ tôi có sung sướng gì hơn.
5. Trong đoạn văn này, không thể thay “quên” bằng "không”,”chưa” bằng “chẳng” được
“Quên” biểu thị trạng thái diễn ra trong một thời gian nhất định trước và sau thời gian đó trạng thái ấy có thể không có. Còn “không” biểu thị ý phủ định đối với điều nhất định mà không có hàm ý trước đó và về sau có thế có
“Chưa” thể hiện ý phủ định đối với điều mà cho đến một thời điếm nào đó không có, nhưng sau thời điểm đó có thể có “chẳng” biểu thị ý phủ định đối với điều nhất định và không có hàm ý về sau có thế có.
Ở đây, Trần Quốc Tuấn bày tỏ chí căm thù giặc Nguyên Mông và khát vọng diệt giặc một cách mạnh mẽ thông qua thủ pháp cường điệu. Tuy nhiên, nếu viết “Ta thường tới bữa quên ăn” thì không thực tế và khó thuyết phục được.
Thêm nữa, thực tế lịch sử chứng minh lúc bấy giờ tướng sĩ nhà Trần, nhân dân nước ta chưa “xẻ thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù” còn sau đó đã liên tiếp đánh bại quân Nguyên Mông với những chiến công vẻ vang. Mặt khác, từ “chưa” hàm ý điều bị phủ định không có ấy sẽ có thể có sau một thời điểm nhất định cho nên câu văn của Trần Quốc Tuấn không chỉ thể hiện sự căm thù giặc mà còn bộc lộ một niềm tin vào khát vọng được diệt giặc. Từ “chẳng” không thể hiện được điều đó.
6.
- Bộ phận ấy cậu thấy thế nào?
- Không hay tí nào. Chẳng có giá trị nội dung gì cả.
- Đâu, nó cảnh tỉnh mọi người tệ nạn xã hội còn gì.