Trang chủ Lớp 8 Ngữ văn lớp 8 (sách cũ) Luyện tập Hội thoại trang 94 SGK Văn 8, Hịch tướng sĩ...

Luyện tập Hội thoại trang 94 SGK Văn 8, Hịch tướng sĩ và Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến giống nhau ở chỗ có nhiều từ ngữ và nhiều câu văn có giá trị biểu cảm....

Hội thoại - Luyện tập Hội thoại trang 94 SGK Ngữ Văn 8. Hịch tướng sĩ và Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến giống nhau ở chỗ có nhiều từ ngữ và nhiều câu văn có giá trị biểu cảm.

TÌM HIỂU YẾU TỐ BIỂU CẢM TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

1.

-     Hịch tướng sĩ và Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến giống nhau ở chỗ có nhiều từ ngữ và nhiều câu văn có giá trị biểu cảm.

-      Tuy nhiên, Hịch tướng sĩ và Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến vẫn không phải là các bài văn biểu cảm. Vì các tác phẩm ấy được viết ra chủ yếu không nhằm mục đích biểu cảm (bộc lộ tình cảm) mà nhằm mục đích nghị luận (nêu quan điểm, ý kiến để bàn luận phải trái, đúng sai, nên nghĩ và nên sống thế nào), ở những văn bản nghị luận như thế, biểu cảm không thể đóng vai trò chủ đạo, mà chỉ là một yếu tố phụ trợ cho quá trình nghị luận mà thôi.

-     Nhưng yếu tố biếu cảm lại giúp cho bài văn nghị luận trở nên hay hơn hắn, được hứng thú hoặc cảm xúc” đẹp đẽ, mãnh liệt hoặc sâu lắng, nghĩa là có khả năng nhiều nhất trong việc làm nên cái hay cho văn bản.

Advertisements (Quảng cáo)

2.

-     Yếu tố biểu cảm trong một bài văn nghị luận sẽ không được xem là có giá trị, là đặc sắc, nếu nó làm cho mạch nghị luận của bài văn bị phá vỡ, quá trình nghị luận bị đứt đoạn, quẩn quanh.

-     Người làm văn nghị luận sẽ không thể biểu cảm với ai nếu bản thân mình không xúc cảm. Do đó, người làm bài phải thật sự có tình cảm với những điều mình nói (viết).

Nhưng cảm xúc ấy lại chỉ truyền đến được người đọc (người nghe một khi người làm văn tìm ra cách biểu lộ nó bằng ngôn ngữ. Do đó, người làm bài phải tập cho ngày một thành thạo cách diễn tả cảm xúc bằng các phương tiện ngôn ngữ có tính truyền cảm.

Mặt khác, tình cảm của người làm bài sẽ không được tiếp nhận khi người đọc (người nghe) chưa tin là nó chân thành. Do đó, người làm bài phải chú ý làm cho cả cảm xúc và sự diễn tả cám xúc của mình đều chân thực

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Ngữ văn lớp 8 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây: