♦ Bài tập 1
a) Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
b) Em có thể đi lên đến tận trời.
c) Thét ra lửa.
♦ Bài tập 2
a) Ở nơi chó ăn đá, gà ăn sỏi thế này, cỏ không mọc nổi nữa là trồng rau, trồng cà.
b) Nhìn thấy tội ác của giặc, ai ai cũng bầm gan tím ruột.
c) Cô Nam tính tình xởi lởi ruột để ngoài da.
d) Lời khen của cô giáo làm cho nó nở từng khúc ruột.
e) Bọn giặc hoảng hồn vắt chân lên cổ mà chạy.
♦ Bài tập 3
Đặt câu với thành ngữ:
- Tả tài sắc Thúy Kiều, Nguyễn Du viết: “Một hai nghiêng nước nghiêng
thành. Sắc đành đòi một, tài đành họa hai”.
- Kẻ trượng phu xưa thường mơ chuyện rời non lấp biển.
- Nhưng việc lấp biển vá trời dành cho kẻ anh hùng hào kiệt.
- Chúng tôi là người chứ đâu phải mình đồng da sắt. Chúng tôi thử hành hạ các ông thế này một buổi xem các ông có chịu nổi không.
(Nguyễn Đức Thuận - Bất khuất)
- Tôi nghĩ nát óc vần không tìm được đáp số bài toán.
♦ Bài tập 4
Năm thành ngữ so sánh dùng biện pháp nói quá:
Advertisements (Quảng cáo)
- Ngáp như sấm.
- Nhanh như chớp.
- Lớn như thổi.
- Đen như cột nhà cháy.
- Nói như két.
♦ Bài tập 5
Viết một đoạn văn, hoặc làm một bài thơ có dùng biện pháp nói quá. (Học sinh tự viết hoặc làm).
♦ Bài tập 6
Phân biệt biện pháp tu từ nói quá với nói khoác:
Nói quá và nói khoác đều là phóng đại mức độ, quy mô tính chất của sự vật, hiện tượng nhưng khác nhau ở mục đích. Nếu nói quá là một biện pháp tu từ nhằm để nhấn mạnh gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm thì nói khoác nhằm cho người nghe tin vào những điều không thực sự xảy ra. Như thế, nói khoác là hành động có tác động không tích cực.