Miêu tả thường hiện diện trong nhiều loại văn. Trần thuật, tường thuật, kể chuyện... đều phải sử dụng miêu tả, xem nó như một yếu tố không thể coi nhẹ hoặc vắng mặt. Nhờ miêu tả mà ta có thể tái hiện đồ vật, con vật, cây cỏ hoa trái, cảnh vật và con người một cách cụ thể trong không gian và thời gian.
Miêu tả không chỉ làm nổi bật ngoại hình mà còn có thể khắc họa nội tâm nhân vật, làm cho chuyện kể trở nên đậm đà, lí thú.
Ví dụ 1: Miêu tả cảnh vật - không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật.
"... Sự tích hội thi võ như thế này:
Nguyên ở vùng cỏ, hàng năm đến mùa hoa may chín trắng bạc khắp miền thì có hội lễ. Năm ngoái, cụ Bọ Ngựa già ốm yếu đã khuất núi. Năm nay, dân cả một vùng, nhân hội hoa may, mở luôn hội thi võ kén ai tài giỏi nhất để đứng ra coi sóc việc chung trong vùng. Đó cũng là phong tục lâu năm của miền cỏ may.
Giữa vùng cỏ may, chân cỏ đỏ tía, đầu hoa xám trắng và lóng lánh, dựng lên võ đài nguy nga cao, toàn bằng gỗ cây lau ngà vàng, đứng cuối bãi trông lên cũng thấy rõ mồn một. Đài võ chắc chắn, đẹp, có ghế ông cầm trịch ngồi, trên lợp lá cỏ mật và treo từng chùm hoa kê vàng mọng buông xuống, lắc lư trong gió...”.
{Dế Mèn phiêu lưu kí - Tô Hoài)
Ví dụ 2: Miêu tả nhân vật - ngoại hình nhân vật.
"... Tôi rất ngạc nhiên thấy Trũi đứng sừng sững trên đài, sắp đấu với anh Bọ Muỗm. Thì ra chú Trũi nhà tôi bấy lâu vẫn còn căm nhà Bọ Muỗm. Cái trận đòn của các mụ Bọ Muỗm nanh ác ngày ấy vẫn chưa thể quên! Còn căm nặng đến độ bây giờ chỉ gặp một gã Bọ Muỗm xa lạ cũng khiến Trũi nổi máu đòn thù. Trũi lên đài ngay.
Gã Bọ Muỗm kia đã đánh ngã được mấy địch thủ nhép hôm qua đương nhơn nhơn ra vẻ. Thực gã cũng không phải tay vừa. Người gã xanh rực và vạm vỡ, bắp chân bắp càng bóng nhẫy, mập mạp. Lưng gã gờ lên, rắn chắc, và đôi cánh màu lá cây làm thành chiếc áo giáp che kín xuống tận đuôi. Đằng đuôi, mắc thêm lưỡi gươm cong hoắt. Đầu gã lớn, mút nhọn lại, húc rất khỏe. Hai vành râu trắng phau. Đôi mắt ti hí như mắt cá. Hai tảng răng thì đen và nhọn khoằm khoằm.
Nếu không có Trũi lên võ đài thì Bọ Muỗm được đấu thẳng với Bọ Ngựa để tranh chức trạng võ...”.
(Dế Mèn phiêu lưu kí - Tô Hoài)
Ví dụ 3. Miêu tả hành động nhân vật - sự việc. Tha này! Tha này!
Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.
Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:
- Chồng tôi đau ốm, không được phép hành hạ!
Cai lệ tát vào mật chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.
Chị Dậu nghiến hai hàm răng:
- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!
Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức khỏe của anh chàng nghiện không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn lảm nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.
Người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn. Hai người giằng co nhau, đu đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ con kêu khóc om sòm. Kết cục, anh chàng "hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm...”
(Trích Tắt đèn - Ngô Tất Tố)
Ví dụ 4: Miêu tả tâm trạng nhân vật.
Hai đoạn văn sau rút trong truyện ngắn Luy-xer-nơ của Lep Tôn-xtôi ( 1828-1870)
- đại văn hào Nga. Đoạn một tả âm thanh tiếng đàn huyền diệu của người nghệ sĩ dân gian hát rong, đoạn hai tả tâm trạng của nhân vật tôi:
"... Các giọng hát tựa như khi gần khi xa, lúc bổng lúc trầm, lúc là giọng kim phát ra từ cuống họng với những luyến láy thánh thót kiểu xứ Ti-rôn. Đó không phải là bài hát mà là phác thảo điêu luyện nhẹ nhàng của một bài hát. Tôi không thể hiểu đó là cái gì, nhưng nghe rất tuyệt. Những hợp âm ghi-ta yếu ớt, say đắm đó, giai điệu nhẹ nhõm dễ nghe đó và hình bóng đơn độc của con người nhỏ bé vận đồ đen giữa khung cảnh huyền ảo của mặt hồ tối thẫm, giữa ánh trăng tỏa sáng, với hai nóc nhọn lớn trên đỉnh tháp lầm lì vươn cao và những bóng cây dương hình chóp ở trong vườn, tất cả những cái đó đều lạ lùng, nhưng đẹp khôn tả, hoặc là tôi tưởng như vậy.
Mọi ấn tượng bất giác, rối bời của cuộc sống bỗng chốc trở nên có ý nghĩa và đáng yêu đối với tôi. Tựa hồ như có một bông hoa nhỏ tươi tắn, ngọt ngào nở bung trong hồn tôi. Thay vào sự mệt mỏi lơ đãng, dửng dưng với mọi thứ trên đời trong giây phút trước đó, tôi bỗng cảm thấy nhu cầu yêu thương, hi vọng tràn đầy và niềm vui sống không duyên cớ. Mong muốn gì, ước ao gì? - tôi bất giác nói - đấy, nó đấy, từ khắp mọi phía cái đẹp và chất thơ đang vây bọc lấy anh. Có bao nhiêu sức lực anh hãy căng lồng ngực mà hít thở lấy nó, hãy hưởng thụ cho thỏa thích những gì mà anh còn cần! Tất cả là của anh, tất cả là hạnh phúc...”.
( Văn học 8, tập hai)
Biểu cảm trong văn tự sự
2.1- Yếu tố biểu cảm: Trong văn tự sự, ngoài các yếu tố tình tiết, yếu tố miêu tả cảnh vật, nhân vật,... còn có yếu tố biểu cảm. Những yếu tố biểu cảm (vui, buồn, giận, hờn, lo âu, mong ước, hi vọng, nhớ thương...) luôn luôn hòa quyện vào cảnh vật, sự việc đang diễn ra, đang được nói đến.
Các yếu tố biểu cảm trong văn tự sự thường được biểu hiện qua ba dạng thức sau đây:
Advertisements (Quảng cáo)
- Tự thân cảnh vật, sự việc diễn biến mà cảm xúc tràn ra, thấm vào lời văn, trang văn do người đọc cảm nhận được.
- Cảm xúc dược bày tỏ, được biểu hiện qua các nhân vật, nhất là qua ngôi kể thứ nhất.
- Cảm xúc được tác giả bày tỏ trực tiếp. Đó là đoạn trữ tình ngoại đề mà ta thường bắt gặp trong một số truyện.
Chú ý : Lúc đọc, lúc cảm thụ, lúc phân tích tác phẩm, phân tích nhân vật (tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện thơ, nhất là tùy bút...), ta phải đặc biệt lưu ý tới các yếu tố biểu cảm.
2.2- Ví dụ
a... "Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo sáng sủa. Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì, sau mỗi lần dông tố, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng ròn hơn nữa. Và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong ngày dông bão, thì nay lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi”...
(Trích Cô Tô - Nguyễn Tuân)
b... "Những nét hớn hở trên mặt người lái xe chợt duỗi ra rồi bẵng đi một lúc, bác không nói gì nữa. Còn nhà họa sĩ và cô gái cũng nín bặt vì cảnh trước mặt bỏng hiện lên đẹp một cách kì lạ. Nắng bây giờ len tới đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít tròng nắng những ngón tay bằng bạc dướị cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe”...
(Trích Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long)
c... "Trong làng tôi không thiếu gì các loại cây, nhưng hai cây phong này khác hẳn - chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu. Dù ta tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng cũng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau. Có khi tưởng chừng như một làn sóng thủy triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm chuyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình, có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng, rồi
khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào. Và khi mây đen kéo đến cùng với bão dông, xô gãy cành, tỉa trụi lá, hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và leo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực”...
(Trích Người thầy đầu tiên - Ai-ma-tốp)
d...”Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đổng quê nội cỏ An Nam. Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm làm quà sêu tết. Không còn gì hợp hơn với sự vướng vít cùa tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi”...
(Trích Một thứ quà của lúa non: Cốm - Thạch Lam)
Nhận xét:
Qua 4 ví dụ trên đây, ta thấy cảm xúc đã hoà quvện vào cảnh vật. Đâu phải là miêu tả, tự sự một cách đơn thuần?
Nguyễn Tuân phát hiện ra vẻ đẹp tinh khôi của Cô Tô sau cơn bão, càng yêu thêm Cô Tô, một mảnh hồn của đất nước trên vùng vịnh Bắc Bộ. Ví dụ (b), bác lái xe thì bâng khuâng, nhà họa sĩ và cô gái thì ngạc nhiên, mơ màng, thú vị trước một nét đẹp của Sa Pa. Đoạn văn (c) diễn tả cảm xúc ngây ngất, man mác của người họa sĩ trẻ đối với hai cây phong trên đổi quê. Hai cây phong và làng quê thân yêu mang nặng bao nghĩa tinh cố hương không bao giờ có thể phai nhạt. Trong ví dụ (d), Thạch Lam biểu lộ tấm lòng trân trọng, nâng niu cái ngon lành, thanh khiết của Cốm "chất quý trong sạch của Trời” tự hào về lễ sêu tết, một nét đẹp của thuần phong mĩ tục "vướng vít của tơ hồng mà cốm, hồng mang đến.
e.Ví dụ (e) tiếp theo, cảm xúc được biểu lộ một cách trực tiếp qua nhân vật "tôi”:
"... Tôi yêu Sài Gòn da diết như người đàn ông vẫn ôm ấp bóng dáng mối tình đầu chứa nhiều ngang trái. Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở.”...
f.Ví dụ:
Các em đọc kĩ, tìm ra câu trữ tình ngoại để. Và đó chính là ý nghĩa của truyện:
Mèo sư tử
Dưới thời Vạn Lịch triều Minh (Trung Quốc) nạn chuột hoành hành. Đồng điền, kho đụn, ngũ cốc... bị chúng ăn và phá sạch. Trong cung cấm, chuột càng phá phách dữ. Thức ngon của lạ, các đồ quý giá của nhà vua bị chuột ngốn hết, phá hết.
Triều đình phải lệnh cho dân gian dâng mèo, để trị chuột. Nhưng chẳng bao lâu, số mèo này đều bị chuột ăn thịt hết. Các quan nội thị, hoàng tộc, thân vương...đều vô cùng bối rối. Lấy đá ném chuột, lấy gậy sắt đập chuột thì lại sợ làm vỡ, làm nát các bình ngọc, lọ vàng, các đồ sứ quý giá khác...
Thế rồi, có một sứ thần dem tiến cống Hoàng đế một con mèo sư tử. Lông trắng muốt như tuyết. Cặp mắt như hai viên ngọc. Với bao vuốt nhọn đầy thần khí. Các quan rất mừng. Lệnh được ban ra: hãy thả mèo sư tử vào cung!
Đóng cửa lại! Các quan nội thị đứng rình.
Mèo đi đi lại lại. Rồi mèo ngồi im một chỗ rất lâu. Lũ chuột thập thò thận trọng, về sau, chúng mạnh bạo đến gần. Như thăm dò, như khiêu khích. Mèo tránh, nhảy lên cao. Chuột leo theo. Mèo lại nhảy xuống. Chuột kéo đến ngày một đông. Có lúc mèo thu mình lại. Cặp mắt mèo có lúc lại lim dim. Các quan đều ngán ngẩm, thở dài cho rằng mèo sợ chuột, mèo vô tích sự.
Thấy chuột có vẻ mệt mỏi, chậm chạp vì cái bụng to, phải ngồi mà thở, mèo xoay mình. Bỗng cặp mắt mèo sáng rực lên. Mèo từ cao lao xuống, dùng vuốt sắc, dùng răng nhọn vồ lấy chuột, cắn xé. Chuột cậy đông kéo đến vây lấy mèo. Nhưng hết con này đến con khác đều bị mèo vồ xé xác. Gần một tháng sau hầu như không còn một con chuột nào nữa.
Than ôi! Nạn chuột phá phách thật đáng sợ! Mèo thường thì đã bị chuột giết mất rồi. Ném chuột thì lại sợ làm vỡ bình ngọc lọ vàng! May mà có mèo sư tử. Mèọ sư tử có răng sắc, vuốt nhọn. Cái dũng của mèo đã ghê. Nhưng cái trí của mèo mới lạ. Mèo phải lui, phải né tránh lúc đầu là để dò xét, đâu phải vì mèo sợ Và đến lúc mèo sư tử ra tay thì lũ chuột bị tiêu diệt. Than ôi! Chuột bốn chân đã đáng ghê tởm. Nhưng loại chuột hai chân thì còn đáng sợ biết chừng nào! Tìm đâu ra loại mèo sư tử?
(Theo Liêu trai chí dị)