Đề: Phân tích nội dung và nghệ thuật thể hiện của đoạn trích Hai chữ nước nhà của Ả Nam Trần Tuấn Khải
BÀI LÀM
Đoạn trích gồm 36 câu thơ thể song thất lục bát. Tác giả đã mượn đề tài có thật trong lịch sử là Nguyễn Phi Khanh cha của Nguyền Trãi bị quân Minh bắt đưa về Trung Quốc. Cuộc chia tay đẫm lệ giữa hai cha con ở “Chốn ải Bắc” - Một địa phận thuộc tỉnh Lạng Sơn của nước ta giáp với Trung Quốc.
Đoạn trích có thể chia làm ba phần:
Phần đầu: Có 8 câu tác giả gợi lên cảnh chia li ở nơi biên giới. Cảnh chia tay giữa hai cha con Nguyễn Phi Khanh - Nguyễn Trãi diễn ra rất ảm đạm, thê lương!
Cha đã già phải đem “chút thân tàn lần bước dặm khơi” còn con thì ở lại với non nước trong cảnh “cõi trời Nam gió thổi đìu hiu”.
Trong thảm cảnh ấy lòng người cha uất hận bất bình dặn lại con:
Trông con tầm tã châu rơi,
Con ơi, con nhớ lấy lời cha khuyên.
Trần Tuấn Khải đã mượn lời nhân vật lịch sử nói lên nỗi đau “nước mất nhà tan. Dĩ nhiên irong hai câu thơ trên còn gửi gắm vào đó một niềm tin bởi vì có niềm tin mới khuyên bảo.
Phần thứ hai: gồm 20 câu tác giả gợi lại qua lời người cha về giòng giống Lạc Hồng, về lịch sử trường tồn mấy ngàn năm của dân tộc, như một thiên định:
Ging Nam riêng một cõi này,
Anh hùng hiệp nữ xưa nay kém gì!
Lời đặn của người cha như bừng bừng căm giận. Giọng nói trở nên khắc cốt ghi tâm những tội ác tày trời của quân xầm lược Minh. Trên mảnh đất tuy có lúc suy thịnh đổi thay nhưng vẫn có những “Anh hùng hiệp nữ xưa nay kém gì!” Rõ ràng người cha đã kích động lòng tự hào, tự tôn dân tộc để người con cầm lấy bút mà ghi tội ác của giặc:
Advertisements (Quảng cáo)
Bốn phương khói lửa bừng bừng,
Xiết bao thảm họa xương rừng máu sông!
Nơi đô thị thành tung quách vỡ,
Chốn nhân gian bồ vợ lìa con,
Làm cho xiêu tán hao mòn...
Và hãy cầm lấy gươm để thanh toán nỗi đau căm uất:
Khói Nùng Lĩnh như xây khói uất,
Sông Hồng Giang nhường vật cơn sầu,
Can ơi! Càng nói càng đau,
Lấy ai tế độ đùn sau đó mà còn
Lời dặn dò, khuyên nhà thơ đẫm lệ, nức nở trong đau thương nhưng đã khơi dậy ý chí chiến đấu, quyết tâm giữ lấy giang sơn.
Phần thứ ba: gồm 8 câu, tác giả đã để lại cho người cha than thở, nhưng chủ yếu là nói lên niềm tin thiết tha thấm sâu vào trái tim khối óc người con:
Giang sơn gánh vác sau này cậy con.
Hai chữ nước nhà là bài thơ hay, rất gợi cảm. Ý nghĩa sâu xa của nó còn là kích động lòng căm thù với bọn xâm lược Pháp, nói lên khát vọng tự do của nhân dân Việt Nam.
Ngôn ngữ và hình ảnh trong thơ rất trong sáng giản dị, nhưng nhà thơ đã dùng những cặp câu thơ thất ngôn đối nhau và sử dụng những hình ảnh nhân hoá rất đậm nét. Vì vậy em thấy ở Á Nam Trần Tuấn Khải một bút pháp nghệ thuật có vỏ dân dã nhưng rất độc đáo. Vì vậy ngay từ thời Pháp thuộc bài thơ đã làm cho lòng người phải xúc động không nguôi.