Trang chủ Lớp 8 Ngữ văn lớp 8 Soạn bài Đi đường trang 39 SGK Văn 8 – Văn 8

Soạn bài Đi đường trang 39 SGK Văn 8 – Văn 8...

Đi đường – Hồ Chí Minh – Soạn bài Đi đường trang 39 SGK Ngữ Văn 8. Kết cấu bài thơ: Ba câu thơ đầu miêu tả sự gian nan, khó khăn đi đường núi đế rồi kết bằng một câu rất bất ngờ

1. Kết cấu bài thơ: Ba câu thơ đầu miêu tả sự gian nan, khó khăn đi đường núi đế rồi kết bằng một câu rất bất ngờ, khỏe khoắn cân bằng lại tất cả, biến những gian nan trở thành thứ thách rèn luyện ý chí và tinh thần đế đi tới chiên thắng vẻ vang.

2.  Bài thơ sử dụng rất nhiều điệp ngữ  (“Tẩu lộ”, “trùng san”) vẽ ra sự gian nan, trập trùng của đường đi. Hết lớp núi này chồng chất lên lớp núi khác, trùng trùng điệp điệp như không thể đi hết được, đi qua được. Nhấn mạnh sự khó khăn đó chính là bài thơ đã bật nổi được những nhọc nhằn, chông gai mà tác giả phải trải qua cũng như khí phách cứng cỏi của Người

3.  Nếu như câu 2 tập trung vẽ ra cảnh núi non trùng điệp kéo dài bao la qua thư pháp điệp ngữ thì câu 4 vẽ ra tư tếe đĩnh đạc, đường hoàng cũng như tâm thế sảng khoái bay bổng của thi nhân. Dường như ta hát gặp nhà thơ đang dang rộng bàn tay như muốn ôm cả non sông đất trời, đón nhận cảnh sắc thiên nhiên bao la, khoáng đạt trong niềm sung sướng của một con người vừa vượt qua một chặng đường đi vất vả. Hình tượng nhân vật trữ tình trong câu 4 vững chãi và kì vĩ giữa cái bao la của đất trời

Song hai câu thơ không chỉ có ý nghĩa miêu tả mà còn là một bài học thấm thía, sâu sắc mà ngắn gọn về đường đời: nếu kiên trì, chịu khó vượt qua gian lao chồng chất, nhất định sẽ tới thắng lợi vẻ vang.

Advertisements (Quảng cáo)

4. Trước hết, “Đi đường là một bài thơ miêu tả, kế chuyện cảnh đi đường. Nhưng bài thơ đã mở rộng nội dung ý nghĩa ra ngoài phạm vi câu chữ: đường đời còn có nhiều gian khổ và con người vượt qua được sẽ giành chiến thắng. Ý thơ lay tỉnh người đọc nhớ đến lời người xưa “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”. Vượt qua sự e ngại đó sẽ đạt được đích thắng lợi.