Trang chủ Lớp 8 Ngữ văn lớp 8 Thuyết minh về một nét đẹp văn hóa truyền thống của Việt...

Thuyết minh về một nét đẹp văn hóa truyền thống của Việt Nam ( Lễ hóa vàng ), Có một lễ rất quan trọng đối với đa số người Việt Nam...

Văn Thuyết Minh lớp 8 – Thuyết minh về một nét đẹp văn hóa truyền thống của Việt Nam ( Lễ hóa vàng ). Có một lễ rất quan trọng đối với đa số người Việt Nam theo đạo Phật và theo cúng tổ tiên là lỗ cúng hóa vàng để tiễn đưa ông bà vào ngày mùng 3 Tết hoặc sáng ngày mùng 4 Tết

Advertisements (Quảng cáo)

DẺ 32: Thuyết minh về một nét đẹp văn hoá truyền thống của Việt Nam. (Lễ hóa vàng)

DÀN Ý CHI TIẾT

I.MỞ BÀI

Có một lễ rất quan trọng đối với đa số người Việt Nam theo đạo Phật và theo cúng tổ tiên là lỗ cúng hóa vàng để tiễn đưa ông bà vào ngày mùng 3 Tết hoặc sáng ngày mùng 4 Tết.

II. THÂN BÀI

–     Từ sáng mùng 4 Tết, tại các nghĩa trang ở Thị cầu (Bắc Ninh) đã đông đầy người của các gia đình đi tảo mộ, đem theo cuốc, xẻng để đắp lại các ngôi mộ và  rẫy cỏ trên mộ trước khi cúng lễ, các em tráng nhi đi theo cũng tham gia công việc này rất tích cực và vui vẻ.

Mọi người đem theo lễ vật thường là xôi gà, hoa quả, vàng hương, trầu và rượu… và có cả pháo để cúng cáo thổ thần và cúng mời người thân về dự lễ vàng tiễn đưa họ về âm phủ sau ba ngày Tết, và đốt pháo khi hương (nhang) tàn.

–     Lễ tất (lề xong), sau khi hóa vàng (có trẻ em phụ cùng người lớn đốt và vẩy rượu xung quanh chỗ hóa vàng), người lớn đốt pháo và trẻ em cũng đua theo.

–     Khung cảnh thật là náo nhiệt, ồn ào.

–     Sau buổi lễ, trẻ em phụ gia đình mang một phần lễ vật về nhà, phần còn để cho trẻ chăn trâu.

–     Vào ngày hóa vàng, mẹ nấu một mâm cơm cúng “ông bà” thật ngon và thịnh soạn, nấu xôi chè và chuẩn bị trái cây dể cúng tại các bàn thờ khác.

–     Các con đã có gia đình và ở riêng cùng đều dự lễ tiễn ông bà.

–     Có khi bố mẹ và các con còn mời thêm bạn bè của gia đình đến dự.

–     Không khí buổi lễ rất vui.

–     Sau khi đợt nhang thứ nhất tàn, đốt đợt hai, nhang cháy được phân nửa thì  gia chủ thường là bố lẽ tạ, hạ vàng mã xuống hóa, hạ cơm xuống bày ra bàn, phản hoặc sập v.v… tùy nhà, chờ hóa vàng xong thì mọi người cùng ăn.

–     Trong khi hóa vàng các em tráng nhi phụ bố mang hai cây mía dựng hai bên bàn thờ ra hơ lửa hóa vàng để các cụ, ông bà “có đòn gánh, gánh đồ lễ về và dùng để đánh đuổi lũ ma quỷ đói muốn cướp lễ vật”.

–     Trong lúc dùng cơm, mọi người vừa ăn vừa nói chuyện vui vẻ, sôi nổi. Sau đó thường là mọi người cùng vui xuân với các bàn bài: rút bất, tam cúc…

III.KẾT BÀI

–     Lễ hóa vàng là một trong những nét văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.

–     Chúng ta cần phải biết trân trọng, giữ gìn và phát huy những ý nghĩa cao đẹp của nó.

BÀI VIẾT THAM KHẢO

Trong ba ngày Tết, từ mùng 1 đến hết mùng 3, ngoài thì giờ để đi lễ chùa, đình, đền, miếu, mạo, nhà thờ v.v… dâng cỗ trên bàn thờ để cúng lỗ gia tiên và đi lễ tết để chúc Tết họ hàng, bà con thân tộc, bạn bè. đồng nghiệp, các thầy cô giáo v.v… là thì giờ để mọi người nhất là các em nhỏ vui chơi. Nhưng có một lễ rất quan trọng đối với đa số người Việt Nam theo đạo Phật và thờ cúng tố tiên là lễ cúng hỏa vàng để tiễn đưa ông bà vào ngày mùng 3 Tết hoặc có gia đình thì tổ chức vào ngày mùng 4 Tết như ở Thị cầu (Bắc Ninh) sau khi đã đi viếng mộ vào sáng ngày mùng 4 Tết, theo như tục lệ vùng này.

Từ sáng mùng 4 Tết, tại các nghĩa trang ở Thị cầu (Bẳc Ninh) đã đông đầy người của các gia đình đi tảo mộ, đem theo cuốc, xẻng để đắp lại các ngôi mộ và rẫy cỏ trên mộ trước khi cúng lễ, các em tráng nhi đi theo cũng tham gia công việc này rất tích cực và vui vẻ; mọi người cũng đem theo lễ vật thường là xôi gà, hoa quả, vàng hương, trầu cau và rượu v.v… và có cả pháo để cúng cáo thổ  thần và cúng mời người thân về dự lễ hóa vàng tiễn đưa họ về âm phú sau ba ngày Tết, và đốt pháo khi hương (nhang) tàn… Lễ tất (lễ xong), sau khi hóa vàng (có trẻ em phụ cùng người lớn đốt và vẩy rượu xung quanh chỗ hóa vàng), người lớn đốt pháo và trẻ em cũng đua theo. Khung cảnh lúc đó thật là náo nhiệt, ồn ào. Sau buổi lễ, trẻ em phụ gia đình mang một phần lễ vật về nhà, phần còn lại để cho trẻ chăn trâu.

Vào ngày hóa vàng, mẹ nấu một mâm cơm cúng “ông bà” thật ngon và thịnh soạn, nấu xôi chè và chuẩn bị trái cây đế cúng tại các bàn thờ khác. Các con đã có gia đình và ở riêng cùng đều dự lễ tiễn ông bà. Có khi bố mẹ và các con còn mời thêm bạn bè của gia đình đến dự. Không khí buổi lễ rất vui. Sau khi đợt nhang thử nhất tàn, đốt đợt hai, nhang cháy được phân nửa thì gia chủ thường là bố lỗ tạ, hạ vàng mã xuống hóa, hạ cơm xuống bày ra bàn, phản hoặc sập v.v… tùy nhà, chờ hóa vàng xong thì mọi người cùng ăn. Trong khi hoá vàng các em tráng nhi phụ bố mang hai cây mía dựng hai bên bàn thờ ra hơ lửa hoá vàng để các cụ. ông bà “có đòn gánh, gánh đồ lễ về và dùng để đánh đuổi lũ ma quỷ đói muốn cướp lễ vật” Trong lúc dùng cơm, mọi người vừa ăn vừa nói chuyện vui vẻ, sôi nổi. Sau đó thường là mọi người cùng vui xuân với các bàn bài: rút bất, tam cúc v.v… không khí lúc này rất náo nhiệt, nhất là với những tiếng cười giòn giã và tiếng reo hò rất phấn khởi, từ đám trẻ em, của các em thắng bài…

(Theo Toan Ảnh, Nếp cũ, 2010)