41.1
Hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định, bao gồm
A. quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã.
B. các quần thể sinh vật và môi trường sống của chúng.
C. các nhóm sinh vật và môi trường sống của chúng.
D. các nhóm thực vật, động vật và môi trường sống của chúng.
Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã.
Chọn đáp án A.
41.2
Khi nói về hệ sinh thái, những nhận định nào sau đây là không đúng?
(1) Mỗi hệ sinh thái bao gồm hai thành phần cấu trúc là thành phần vô sinh và thành phần hữu sinh.
(2) Mối quan hệ giữa các thành phần cấu trúc trong quần xã là mối quan hệ hai chiều.
(3) Sinh cảnh bao gồm các yếu tố vật lí, hoá học.
(4) Hệ sinh thái là hệ thống duy nhất trong tự nhiên có tính ổn định tuyệt đối.
(5) Hệ sinh thái tự nhiên bao gồm hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước.
A. (1), (2). B. (1), (5). C. (2), (5). D. (3), (4).
(3) sai vì sinh cảnh bao gồm các nhân tố vô sinh của môi trường.
(4) sai vì hệ sinh thái chỉ tương đối ổn định.
Chọn đáp án D
41.3
Yếu tố nào sau đây không thuộc thành phần hữu sinh của hệ sinh thái?
A. Cây xanh. B. Côn trùng. C. Nấm. D. Cây gỗ mục.
Thành phần sinh thái hữu sinh là các nhân tố sống: Cây xanh, côn trùng, nấm.
Chọn đáp án D
41.4
Trong hệ sinh thái, sinh vật nào sau đây thuộc nhóm sinh vật sản xuất?
A. Lúa. B. Dế mèn. C. Chim sâu. D. Diều hâu.
Lúa thuộc nhóm sinh vật sản xuất
Chọn đáp án A.
41.5
Sinh vật nào sau đây thuộc nhóm sinh vật phân giải trong hệ sinh thái?
A. Châu chấu. B. Cỏ. C. Ếch. D. Vi khuẩn.
Vi khuẩn thuộc nhóm VSV phân giải trong hệ sinh thái
Chọn đáp án D
41.6
Sinh vật nào sau đây thuộc nhóm sinh vật tiêu thụ trong hệ sinh thái?
A. Nấm. B. Vi khuẩn. C. Giun đất. D. Giun đũa.
Sinh vật tiêu thụ là sinh vật dị dưỡng không có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ → chọn D. giun đũa.
(Lưu ý: nấm, vi khuẩn, giun đất là các sinh vật phân giải).
Chọn đáp án D
41.7
Sơ đồ nào dưới đây mô tả đúng một chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái?
A. Cỏ → châu chấu → rắn → gà → vi khuẩn.
B. Cỏ → vi khuẩn → châu chấu → gà → rắn.
C. Cỏ → châu chấu → gà → rắn → vi khuẩn.
D. Cỏ → rắn → gà → châu chấu → vi khuẩn.
Cỏ → châu chấu → gà → rắn → vi khuẩn.
Chọn đáp án C.
41.8
Trong chuỗi thức ăn, sinh vật sản xuất thường
A. đứng đầu chuỗi thức ăn. B. đứng cuối cùng trong chuỗi thức ăn.
C. đứng giữa chuỗi thức ăn. D. đứng gần cuối cùng chuỗi thức ăn.
Sinh vật sản xuất là các sinh vật tự dưỡng, có bậc dinh dưỡng cấp 1 (thường đứng đầu chuỗi thức ăn).
Chọn đáp án A
41.9
Chuỗi thức ăn là một dãy sinh vật có quan hệ
A. sinh sản. B. cạnh tranh với nhau.
C. hỗ trợ lẫn nhau. D. dinh dưỡng với nhau.
Chuỗi thức ăn là một dãy sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau.
Advertisements (Quảng cáo)
Chọn đáp án D
41.10
Trong một hệ sinh thái,
A. năng lượng và vật chất đều được truyền theo một chiều, không được tái sử dụng.
B. năng lượng được truyền theo một chiều, vật chất được truyền theo chu trình sinh địa hoá.
C. năng lượng được tái sử dụng, vật chất không được tái sử dụng.
D. cả vật chất và năng lượng đều được truyền theo chu trình tuần hoàn khép kín.
Trong một hệ sinh thái, năng lượng được truyền theo một chiều, vật chất được truyền theo chu trình sinh địa hoá.
Chọn đáp án B
41.11
Nhận định nào dưới đây đúng khi nói về tháp sinh thái?
A. Tháp sinh thái được xây dựng nhằm đánh giá mức độ dinh dưỡng ở từng bậc và toàn bộ quần xã.
B. Tháp sinh thái được xây dựng nhằm mô tả quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã.
C. Độ lớn của các bậc dinh dưỡng trong quần xã luôn bằng nhau.
D. Độ lớn của các bậc dinh dưỡng được xác định bằng số lượng cá thể hoặc tổng khối lượng các cá thể ở mỗi bậc dinh dưỡng.
Tháp sinh thái được xây dựng nhằm đánh giá mức độ dinh dưỡng ở từng bậc và toàn bộ quần xã.
Độ lớn của các bậc dinh dưỡng trong quần xã không bằng nhau.
Độ lớn của các bậc dinh dưỡng được xác định bằng số lượng cá thể, tổng khối lượng các cá thể hoặc số năng lượng được tích lũy ở mỗi bậc dinh dưỡng.
Chọn đáp án A
41.12
Sơ đồ nào dưới đây thể hiện đúng trình tự truyền của dòng năng lượng qua các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái?
A. Động vật ăn động vật → Sinh vật sản xuất → Động vật ăn thực vật → Sinh vật phân giải.
B. Động vật ăn thực vật → Động vật ăn động vật → Sinh vật sản xuất → Sinh vật phân giải.
C. Sinh vật sản xuất → Động vật ăn thực vật → Động vật ăn động vật → Sinh vật phân giải.
D. Sinh vật phân giải → Sinh vật sản xuất → Động vật ăn thực vật → Động vật ăn động vật.
Trình tự truyền của dòng năng lượng qua các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái:
Sinh vật sản xuất → Động vật ăn thực vật → Động vật ăn động vật → Sinh vật phân giải.
Chọn đáp án C.
41.13
Một khu rừng trồng có phải là một hệ sinh thái không? Giải thích
Khái niệm hệ sinh thái
Một khu rừng trồng là một hệ sinh thái vì rừng trồng có đầy đủ hai thành phần: sinh cảnh – nơi trồng rừng với đất, nước và chế độ khí hậu; quần xã sinh vật gồm sinh vật sản xuất (cây rừng, cỏ,...), sinh vật tiêu thụ (sâu, chim sâu, kiến, ong, chuột, rắn,...) và sinh vật phân giải (vi khuẩn, nấm, giun đất, sâu bọ,...). Các thành phần trong rừng có mối quan hệ qua lại gắn bó với nhau tạo thành một thể thống nhất và tương đối ổn định.
41.14
Các nhận định trong bảng sau là đúng hay sai? Đánh dấu x vào ô thích hợp.
Nhận định |
Đúng |
Sai |
(1) Lưới thức ăn trong quần xã phức tạp dần khi đi từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao. |
||
(2) Trong hệ sinh thái, càng lên bậc dinh dưỡng cao năng lượng càng giảm dần. |
||
(3) Trong một quần xã sinh vật, mỗi loài chỉ có thể tham gia vào một chuỗi thức ăn nhất định. |
||
(4) Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp. |
Lý thuyết hệ sinh thái
(2), (4): đúng; (1), (3): sai.
(1) sai. Vì lưới thức ăn trong quần xã phức tạp dần khi đi từ vĩ độ cao đến vĩ độ thấp (từ vùng cực về xích đạo).
(3) sai. Trong một quần xã sinh vật, mỗi loài có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn.
14.15
Nêu vai trò của các hệ sinh thái điển hình ở nước ta và các biện pháp bảo vệ bằng cách hoàn thành bảng sau:
Hệ sinh thái rừng |
Hệ sinh thái biển và ven biển |
Hệ sinh thái nông nghiệp |
|
Vai trò |
|||
Biện pháp bảo vệ |
Lý thuyết các hệ sinh thái điển hình
Hệ sinh thái rừng |
Hệ sinh thái biển và ven biển |
Hệ sinh thái nông nghiệp |
|
Vai trò |
Bảo vệ đa dạng sinh học, điều hòa khí hậu và phát triển bền vững; cung cấp nguyên liệu, dược liệu cho con người; … |
Bảo vệ đa dạng sinh học, điều hòa khí hậu và phát triển bền vững; cung cấp nguồn thực phẩm, dược liệu và nguyên liệu cho con người; … |
Cung cấp lương thực, thực phẩm nuôi sống con người và nguyên liệu cho các ngành công nghiệp. |
Biện pháp bảo vệ |
Khai thác hợp lí, xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, trồng rừng, phòng chống cháy rừng, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm,… |
Khai thác hợp lí, bảo vệ các loài sinh vật biển quý hiếm; hạn chế ô nhiễm môi trường biển, xử lý ng |