Câu hỏi/bài tập:
Một bạn muốn biết viên nước đá nổi hay chìm trong dầu (dầu có khối lượng riêng 0,800 g/ml) nên đã tiến hành thí nghiệm bằng cách thả viên nước đá vào trong 110 cm3 dầu và thu được kết quả như hình 14.2.
a) Xác định khối lượng riêng của nước đá.
b) Xác định khối lượng riêng của nước.
c) Từ kết quả tính được, giải thích vì sao viên nước đá nổi trong nước nhưng lại chìm khi thả vào dầu.
Áp dụng công thức tính khối lượng riêng \(D = \frac{m}{V}\)
Lời giải chi tiết
a) Từ hình 14.2a và 14.2b, ta có thể xác định được khối lượng riêng của nước đá.
Khối lượng của nước đá là:
Advertisements (Quảng cáo)
mnước đá = 271 – 210 = 61 (g).
Thể tích của nước đá là:
Vnước đá =176 – 110 = 66 (cm3) = 66 (ml).
Khối lượng riêng của nước đá là:
\({D_{nd}} = \frac{{{m_{nd}}}}{{{V_{nd}}}} = \frac{{61}}{{66}} = 0,92g/ml\)
b) Từ hình 14.2a và 14.2c, ta có thể xác định được khối lượng riêng của nước.
Khối lượng của nước là: mnước = mnước đá = 61 (g).
Thể tích của nước: Vnước = 170 - 110 = 60 (cm³) = 60 (ml).
Khối lượng riêng của nước là:
\({D_n} = \frac{{{m_n}}}{{{V_n}}} = \frac{{61}}{{60}} = 1,02g/ml\)
c) Vì Dnước đá< Dnước và Dnước đá > Ddầu nên viên nước đá nổi trong nước nhưng lại chìm khi thả vào dầu.