Trang chủ Lớp 8 SBT Toán 8 - Chân trời sáng tạo Bài 12 trang 93 SBT Toán 8 – Chân trời sáng tạo...

Bài 12 trang 93 SBT Toán 8 - Chân trời sáng tạo tập 2: Cho tấm bìa như Hình Hùng xoay tấm bìa quanh tâm nó và quan sát xem khi tấm bìa dừng...

Sử dụng kiến thức về xác suất thực nghiệm của biến cố: Gọi P(A) là xác suất xuất hiện biến cố A khi thực hiện một phép thử. Gợi ý giải bài 12 trang 93 sách bài tập (SBT) toán 8 - Chân trời sáng tạo tập 2 - Bài tập cuối chương 9. Cho tấm bìa như Hình Hùng xoay tấm bìa quanh tâm nó và quan sát xem khi tấm bìa dừng...

Question - Câu hỏi/Đề bài

Cho tấm bìa như Hình 1. Hùng xoay tấm bìa quanh tâm nó và quan sát xem khi tấm bìa dừng quay, mũi tên chỉ vào ô ghi số nào. Hùng ghi lại kết quả của các lần xoay ở bảng sau:

Ô số

1

2

3

4

5

Số lần

34

38

25

27

36

Advertisements (Quảng cáo)

a) Hãy tính xác suất thực nghiệm của các biến cố:

A: “Mũi tên chỉ vào ô ghi số 3”;

B: “Mũi tên chỉ vào ô ghi số chẵn”;

C: “Mũi tên chỉ vào ô ghi số lớn hơn 3”.

b) Nếu Hùng xoay tấm bìa 300 lần thì có khoảng bao nhiêu lần mũi tên chỉ vào ô ghi số 3.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

+ Sử dụng kiến thức về xác suất thực nghiệm của biến cố: Gọi P(A) là xác suất xuất hiện biến cố A khi thực hiện một phép thử. Gọi m(A) là số lần xuất hiện biến cố A khi thực hiện một phép thử đó m lần. Xác suất thực nghiệm của biến cố A là tỉ số \(\frac{{m\left( A \right)}}{m}\).

+ Sử dụng kiến thức về xác suất lí thuyết và xác suất thực nghiệm để tính: Giả sử xác suất của biến cố A là p. Khi thực hiện phép thử n lần thì số lần xuất hiện biến cố A sẽ gần bằng (nhưng không nhất thiết phải bằng) np.

Answer - Lời giải/Đáp án

a) Tổng số lần quay là: \(34 + 38 + 25 + 27 + 36 = 160\)

Ta có 25 lần xảy ra biến cố A trong 160 lần thử nên xác suất thực nghiệm của các biến cố A sau 160 lần thử là: \(\frac{{25}}{{160}} = \frac{5}{{32}}\)

Ta có \(38 + 27 = 65\) lần xảy ra biến cố B trong 160 lần thử nên xác suất thực nghiệm của các biến cố B sau 160 lần thử là: \(\frac{{65}}{{160}} = \frac{{13}}{{32}}\)

Ta có \(27 + 36 = 63\) lần xảy ra biến cố C trong 160 lần thử nên xác suất thực nghiệm của các biến cố C sau 160 lần thử là: \(\frac{{63}}{{160}}\)

b) Vì Hùng xoay tấm bìa 300 lần nên số lần mũi tên chỉ vào ô ghi số 3 là: \(300.\frac{5}{{32}} \approx 47\) (lần)