Trang chủ Lớp 8 SBT Văn 8 - Kết nối tri thức Bài tập 1 trang 12 nói và nghe sách bài tập Văn...

Bài tập 1 trang 12 nói và nghe sách bài tập Văn 8 - Kết nối tri thức: Bài tập 1 (trang 12 SBT Ngữ Văn 8, tập 1) Hãy trình bày nội dung đã được thực hiện...

Đọc kĩ phần Trước khi viết Bài viết đầy đủ bố cục. Hướng dẫn giải Giải Bài tập 1 trang 12 nói và nghe sách bài tập Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 1: Câu chuyện của lịch sử SBT Văn 8 - Kết nối tri thức. Hãy trình bày nội dung đã được thực hiện ở bài tập 2 của phần Viết cho các bạn trong

Câu hỏi/bài tập:

Question - Câu hỏi/Đề bài

Bài tập 1 (trang 12 SBT Ngữ Văn 8, tập 1)

Hãy trình bày nội dung đã được thực hiện ở bài tập 2 của phần Viết cho các bạn trong nhóm học tập hoặc cả lớp cùng nghe.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Đọc kỹ phần Trước khi viết

- Bài viết đầy đủ bố cục

Advertisements (Quảng cáo)

Answer - Lời giải/Đáp án

Tháng ba năm nay, đoàn xe tham quan của trường em đã bắt đầu chuyển bánh. Chúng em đều cảm thấy hồi hộp vì tuy nghe tiếng đã lâu nhưng chưa ai được đặt chân tới mảnh đất quê hương cờ lau dẹp loạn - cố đô Hoa Lư.

Khoảng một tiếng thì xe đến nơi. Toàn bộ khu di tích nằm trong một vùng đất trũng lòng chảo, xung quanh bao bọc bởi những ngọn núi trùng điệp. Thiên nhiên đã ban cho nơi này một cảnh quan hùng vĩ, vừa có sông nước vừa có núi non.

Chúng em đi tham quan theo hướng dẫn của hướng dẫn viên và các thầy cô giáo. Kia là núi Cột Cờ cao hơn 200 mét như một chân đế khổng lồ để vua Đinh dựng cờ khởi nghĩa. Đây là ngôi Sao Khê chảy qua hang Luồn, là nơi thuỷ quân ta luyện tập. Chúng em còn đi thăm hang Muối, hang Tiền với những nhũ đá lóng lánh. Nghe nói đây là kho dự trữ, nguồn cung cấp quân lương cho Đinh Bộ Lĩnh ngày xưa. Cả đoàn chúng em cùng nhau leo lên núi. Trên đây còn lại di tích ngôi mộ của vua Đinh Tiên Hoàng. Mỗi chúng em đều thắp cho người một nén hương để tỏ lòng thành kính. Đúng trên núi, nhìn ra xa, có thể bao quát hết khung cảnh ruộng đồng, núi non trùng điệp xung quanh.

Giữa khu di tích Hoa Lư là đền thờ Đinh Tiên Hoàng. Ngôi đền sừng sững, mái cong vút, lợp ngói hình vảy cá, rêu xanh đã phủ dày dấu thời gian. Cột đèn làm bằng những cây gỗ to, một vòng tay ôm không hết. Ngoài sân rồng còn lưu lại dấu tích bệ đặt ngai ngự của vua. Đó là một phiến đá to, bằng phẳng, được công nhận là di vật cấp Quốc gia. Sâu trong chính cung là tượng Đinh Tiên Hoàng đang ngự trên ngai. Nhà vua mặc áo thêu rồng, đội mũ bình thiên, bàn tay xòe rộng đặt nhẹ trên gối, vẻ cương nghị. Đây chính là vị vua đã có công dẹp loạn 12 sứ quân, lập nên nhà nước Đại Cồ Việt hơn 1000 năm về trước.

Tạm biệt đền Đinh Tiên Hoàng, chúng em đến thăm đền thờ vua Lê, ở phía bên trái khu di tích. Vua Lê vận long bào, đội mũ miện vàng, đeo kiếm ngang lưng trông rất oai nghiêm. Trong, khu vực đền thờ còn có bức tượng một người phụ nữ phúc hậu đoan trang. Đó là thái hậu Dương Vân Nga, bậc liệt nữ có một không hai trong lịch sử nước nhà. Bà đã ghé vai gánh vác sự nghiệp cả hai triều Đinh – Lê.

Sau chuyến đi này, chúng em hiểu thêm về lịch sử dân tộc và cảnh đẹp đất nước. Sự kết nối giữa hiện tại và quá khứ càng làm chúng em yêu và trân trọng sự bình yên của đất nước hơn.

Advertisements (Quảng cáo)