Trang chủ Lớp 8 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều Bài 30. Máu và hệ tuần hoàn ở người trang 143, 144,...

Bài 30. Máu và hệ tuần hoàn ở người trang 143, 144, 145 Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều: Em hãy ngồi yên lặng, đặt ngón tay trỏ và ngón tay giữa lên cổ hoặc cổ tay (hình 30. 1)...

Lời Giải bài 30. Máu và hệ tuần hoàn ở người trang 143, 144, 145 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều - Chủ đề 7. Cơ thể người. Em hãy ngồi yên lặng, đặt ngón tay trỏ và ngón tay giữa lên cổ hoặc cổ tay. Em cảm nhận được hiện tượng gì? Giải thích vì sao có hiện tượng đó...

Câu hỏi trang 143

Mở đầu

Em hãy ngồi yên lặng, đặt ngón tay trỏ và ngón tay giữa lên cổ hoặc cổ tay (hình 30.1). Em cảm nhận được hiện tượng gìCâu hỏi Giải thích vì sao có hiện tượng đó.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Tiến hành các thao tác và nêu hiện tượng

Answer - Lời giải/Đáp án

Khi đặt ngón tay trỏ và ngón tay giữa lên cổ hoặc cổ tay, em cảm nhận được sự hoạt động liên tục ở các vùng da này. Hiện tượng này có do các mạch của cơ thể đang hoạt động


Câu hỏi trang 144

Câu hỏi 1

Quan sát hình 30.2, nêu một số đặc điểm cấu tạo và chức năng của các thành phần máu theo gợi ý ở bảng 30.1

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Quan sát hình vẽ và nêu được cấu tạo của máu gồm có các thành phần: huyết tương và các tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu)

Answer - Lời giải/Đáp án

Một số đặc điểm cấu tạo và chức năng của thành phần máu:

Thành phần của máu

Đặc điểm cấu tạo

Chức năng

Huyết tương

Gồm nước và chất dinh dưỡng, chất hòa tan khác

Có vai trò trong vận chuyển các chất

Tiểu cầu

Không nhân

Tham gia vào quá trình đông máu

Bạch cầu

Có nhân, không màu

Tham gia bảo vệ cơ thể

Hồng cầu

Hình đĩa, lõm 2 mặt, không nhân, màu đỏ

Tham gia vận chuyển chất khí (CO2, O2)

Câu hỏi 2

Quan sát hình 30.3 và giải thích tại sao nói viêm là phản ứng miễn dịch

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Hiểu được cơ chế phản ứng miễn dịch, từ đó giải thích được câu hỏi

Answer - Lời giải/Đáp án

Miễn dịch là khả năng cơ thể nhận diện và ngăn cản sự xâm nhập của mầm bệnh (virus, vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng) đồng thời chống lại mầm bệnh khi nó đã xâm nhập vào cơ thể

Viêm là phản ứng miễn dịch bởi khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể, cơ thể sẽ tiêu diệt mầm bệnh bằng bằng cách thực bào của bạch cầu, tạo ổ viêm sinh kháng thể.

Câu hỏi 3

Quan sát hình 30.5 và cho biết tên các loại kháng nguyên, kháng thể ở mỗi nhóm máu A, B, AB và O

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Mỗi nhóm máu có loại kháng nguyên và kháng thể khác nhau

Answer - Lời giải/Đáp án

Các loại kháng nguyên, kháng thể ở mỗi nhóm máu được thể hiện trong bảng sau:

Nhóm máu A

Nhóm máu B

Nhóm máu AB

Nhóm máu O

Kháng nguyên

Kháng nguyên A

Kháng nguyên B

Kháng nguyên A, B

Không có kháng nguyên

Kháng thể

Kháng thể anti-B

Kháng thể anti-A

Không có kháng thể anti-A và anti-B

Kháng thể anti-A, Kháng thể anti-B

Advertisements (Quảng cáo)

Câu hỏi 4

Người bị sốt xuất huyết có thể bị giảm tiểu cầu nghiêm trọng. Điều gì xảy ra nếu cơ thể thiếu tiểu cầu

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Nhớ lại chức năng của tiểu cầu trong cơ thể

Answer - Lời giải/Đáp án

Khi bị sốt xuất huyết gây nên thiếu tiểu cầu. Trong cơ thể, tiểu cầu có chức năng tham gia vào quá trình đông máu. Vì vậy, khi thiếu tiểu cầu, cơ thể không đông máu được


Câu hỏi trang 146

Câu hỏi 1

Quan sát hình 30.8:

a) Nêu tên và chức năng các cơ quan của hệ tuần hoàn

b) Mô tả đường đi của máu trong hai vòng tuần hoàn: vòng tuần hoàn nhỏ (vòng tuần hoàn phổi) và vòng tuần hoàn lớn (vòng tuần hoàn cơ thể)

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Nắm được các cơ quan và chức năng của hệ tuần hoàn, từ đó mô tả đường đi của máu theo vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ

Answer - Lời giải/Đáp án

a) Hệ tuần hoàn gồm tim và hệ mạch máu, hoạt động phối hợp nhịp nhàng giúp vận chuyển máu đi khắp cơ thể

Cấu tạo

Chức năng

Tim

Co dãn đều đặn, liên tục, giúp đẩy máu ra động mạch và hút máu từ tĩnh mạch về tim

Hệ mạch

Động mạch

Dẫn máu từ tim đến các mao mạch và các tế bào

Tĩnh mạch

Dẫn máu từ các mao mạch về tim

Mao mạch

Là nơi thực hiện trao đổi chất (dinh dưỡng, chất thải), khí (O2, CO2) giữa máu và tế bào của cơ thể

b) Đường đi của máu:

- Vòng tuần hoàn nhỏ: máu đỏ thẫm đi từ tâm thất phải đi theo động mạch phổi đến phổi, thải CO2 và nhận O2, máu trở thành máu đỏ tươi theo tĩnh mạch phổi trở về tâm nhĩ trái

- Vòng tuần hoàn lớn: Máu đỏ tươi từ tâm thất trái theo động mạch chủ đến các cơ quan. Cung cấp O2 và chất dinh dưỡng, nhận CO2 và chất bã, máu trở thành máu đỏ thẫm theo tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới trở về tâm nhĩ phải

Câu hỏi 2

Nêu ý nghĩa thông tin về nhóm máu trong sổ khám sức khỏe

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Nhóm máu là sự phân loại máu dựa trên sự khác biệt về kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu và kháng thể trong huyết tương của mỗi người. Khi biết thông tin về nhóm máu trong sổ khám sức khỏe giúp ta hiểu trong việc truyền máu

Answer - Lời giải/Đáp án

Hệ nhóm máu ABO gồm 4 nhóm máu: A, B, AB, O

Khi truyền khác nhóm máu có thể sẽ xảy ra hiện tượng phá hủy hồng cầu gây nguy hiểm đến tính mạng người nhận máu. Do đó, khi truyền máu, lựa chọn tối ưu nhất là truyền cùng nhóm máu. Chính vì vậy, thông tin về nhóm máy trong sổ khám sức khỏe giúp chúng ta có lựa chọn đúng đắn nhất, tránh ảnh hưởng tới cơ thể.

Câu hỏi 3

Những người thân trong gia đình em đã thực hiện được và chưa thực hiện được những biện pháp nào để phòng tránh các bệnh liên quan đến máu và hệ tuần hoàn

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Chú ý những biện pháp để phòng tránh các bệnh liên quan đến máu và hệ tuần hoàn

Answer - Lời giải/Đáp án

Những người thân trong gia đình em đã thực hiện được những biện pháp trong việc ăn uống điều độ, có các biện pháp để tiêu diệt muỗi, phòng chống bệnh sốt rét và sốt xuất huyết.


Câu hỏi trang 147

Câu hỏi 1

Nêu tên, nguyên nhân của một số bệnh về máu và hệ tuần hoàn

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Để bảo vệ hệ tuần hoàn khỏe mạnh cần thực hiện chế độ dinh dưỡng và những lối sống lành mạnh. Từ đó nắm được nguyên nhân của một số bệnh về máu và hệ tuần hoàn để hạn chế mắc bệnh.

Answer - Lời giải/Đáp án

Tên, nguyên nhân của một số bệnh về máu và hệ tuần hoàn là:

Tên bệnh

Nguyên nhân

Bệnh cao huyết áp, xơ vữa động mạch

Do có chế độ ăn nhiều muối, đường, chất béo; lối sống ít vận động, sử dụng nhiều chất kích thích

Bệnh thiếu hồng cầu

Do khẩu phần ăn thiếu sắt, folic acid, vitamin B12

Bệnh sốt rét

Do muỗi Anopheles truyền kí sinh


Advertisements (Quảng cáo)