Trang chủ Lớp 8 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo Câu hỏi thí nghiệm trang 86 Khoa học tự nhiên 8 Chân...

Câu hỏi thí nghiệm trang 86 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo: Thí nghiệm khảo sát lực đẩy Archimedes Chuẩn bị: lực kế, giá đỡ, cốc nhựa A và cốc đong B, bình tràn...

Vận dụng lí thuyết về áp suất trong chất lỏng. Lời giải Câu hỏi thí nghiệm trang 86 SGK Khoa học tự nhiên (KHTN) 8 Chân trời sáng tạo - Bài 17. Áp suất trong chất lỏng.

Câu hỏi/bài tập:

Thí nghiệm khảo sát lực đẩy Archimedes

Chuẩn bị: lực kế, giá đỡ, cốc nhựa A và cốc đong B, bình tràn, các vật rắn C đặc hình trụ bằng kim loại có thể tích khác nhau, móc treo, nước, nước muối, rượu.

Tiến hành thí nghiệm:

Bước 1: Treo lực kế vào giá đỡ. Gắn một vật C và cốc A (chưa đựng nước) vào đầu dưới của lực kế. Đọc số chỉ P1 của lực kế (Hình 17.5a).

Bước 2: Đổ nước vào sát miệng bình tràn. Nhúng vật vào bình tràn sao cho vật ngập trong nước. Đọc số chỉ P2 của lực kế (Hình 17.5b). Đo thể tích phần nước tràn ra ngoài bằng cốc đong B.

Hiệu FA = P1 – P2 là độ lớn lực đẩy của nước tác dụng lên vật chính là độ lớn lực đẩy Archimedes.

Bước 3: Đổ nước từ cốc B vào cốc A. Đọc số chỉ P3 của lực kế (Hình 17.5c). Như vậy, trọng lượng nước thêm vào cốc A là PN = P3 – P2.

Bước 4: Thay vật C bằng các vật khác có thể tích khác nhau. Lặp lại các bước 1, 2, 3 và ghi các kết quả vào Bảng 17.1.

Advertisements (Quảng cáo)

Bước 5: Chọn vật C cố định và lặp lại các bước 1, 2, 3 với một chất lỏng có khối lượng riêng khác nước (rượu, nước muối). Ghi kết quả vào Bảng 17.2.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Vận dụng lý thuyết về áp suất trong chất lỏng

Answer - Lời giải/Đáp án

Sau khi làm thí nghiệm với các bước ta thu được số liệu cho Bảng 17.1 và Bảng 17.2 như sau: (Số liệu minh họa, các em tham khảo)

Giả sử chọn vật có V = 100 cm3 để thực hiện thí nghiệm với chất lỏng (rượu, nước muối).

Advertisements (Quảng cáo)