Trang chủ Lớp 8 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Kết nối tri thức Bài 31. Hệ vận động ở người trang 125, 126, 127 Khoa...

Bài 31. Hệ vận động ở người trang 125, 126, 127 Khoa học tự nhiên 8 - Kết nối tri thức: Tại sao mỗi người lại có vóc dáng và kích thước khác nhau? Nhờ đâu mà cơ thể người ...

Giải chi tiết bài 31. Hệ vận động ở người trang 125, 126, 127 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Kết nối tri thức - Bài 31. Hệ vận động ở người. Tại sao mỗi người lại có vóc dáng và kích thước khác nhau? Nhờ đâu mà cơ thể người có thể di chuyển, vận động?...

Câu hỏi trang 125

Mở đầu

Tại sao mỗi người lại có vóc dáng và kích thước khác nhauCâu hỏi Nhờ đâu mà cơ thể người có thể di chuyển, vận độngCâu hỏi

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào hình 31.1 để trả lời câu hỏi.

Answer - Lời giải/Đáp án

Sự khác nhau về vóc dáng và kích thước cơ thể là do kích thước, cấu tạo của bộ xương, lớp cơ và lớp mỡ dọc cơ thể.

Cơ thể người có thể di chuyển và vận động được là nhờ cử động của các khớp xương và hệ cơ co dãn nhịp nhàng.


Câu hỏi trang 126

Câu hỏi 1

Quan sát Hình 31.1, phân loại các xương vào ba phần của bộ xương.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào cách phân chia các phần của cơ thể người đã học ở bài trước.

Answer - Lời giải/Đáp án

Bộ xương người được chia thành 3 phần: xương đầu, xương thân và xương chi.

  • Xương đầu: xương sọ não, xương sọ mặt

  • Xương thân: xương ức, xương sườn, xương sống.

  • Xương chi: xương tay, xương chân.

Câu hỏi 2

Quan sát Hình 31.2, so sánh tư thế của tay khi cơ co và dãn. Liên hệ kiến thức về đòn bẩy đã học ở bài 19, cho biết tay ở tư thế nào có khả năng chịu tải tốt hơn.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Answer - Lời giải/Đáp án

Tư thế gập sát cánh tay vào bắp tay có khả năng chịu tải tốt hơn.

HĐ 1:

Quan sát Hình 31.4 và dự đoán xương nào bị giòn, dễ gãy. Từ đó nêu tác hại của bệnh loãng xương.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Quan sát cấu tạo của hai xương a, b trong hình 31.4 và nhận xét xương nào dễ gãy hơn.

Answer - Lời giải/Đáp án

Quan sát Hình 31.4, ta thấy xương của người mắc bệnh loãng xương (b) bị giòn và dễ gãy hơn, vì mật độ xương thưa.

Bệnh loãng xương thường gặp ở người cao tuổi, bệnh gây ra các tác hại:

  • Nguy cơ bị gây rạn xương, nứt xương hoặc gãy xương lớn hơn nhiều so với người bình thường.

  • Cong xương, cong vẹo cột sống, giảm chiều cao

HĐ 2:

Tìm hiểu các bệnh về hệ vận động (nguyên nhân, số lượng người mắc) trong trường học và khu dân cư; đề xuất và tuyên truyền biện pháp phòng bệnh, bảo vệ hệ vận động.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào hiểu biết thực tiễn.

Answer - Lời giải/Đáp án

Các bệnh về hệ vận động xung quanh em có:

Đề xuất và tuyên truyền biện pháp phòng bệnh về hệ vận động:

  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao vừa sức.

  • Duy trì chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và khoáng chất.

  • Hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích.

HĐ 3:

Thảo luận nhóm để thực hiện các yêu cầu sau:

1. Nêu ý nghĩa của luyện tập thể dục, thể thao.

2. Lựa chọn phương pháp luyện tập thể dục, thể thao phù hợp với lứa tuổi.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào hiểu biết thực tiễn.

Answer - Lời giải/Đáp án

1.

Việc luyện tập thể dục, thể thao có ý nghĩa:

  • Kích thích tăng chiều dài và chu vi của xương.

  • Nuôi dưỡng cơ bắp nở nang và rắn chắc.

  • Tăng cường sự dẻo dai của cơ thể.

2.

Các phương pháp luyện tập thể dục, thể thao phù hợp với lứa tuổi là: nhảy dây, đá cầu, cầu lông, bóng đá, …


Câu hỏi trang 127

Câu hỏi 1

Khi thực hiện buộc cố định nẹp cần lưu ý những điều gìCâu hỏi

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào các bước của bài thực hành Sơ cứu và băng bó khi người khác bị gãy xương.

Answer - Lời giải/Đáp án

Khi buộc cố định nẹp cần chú ý:

  • Chiều dài nẹp dùng cố định xương phải đủ dài để bất động các khớp trên và dưới vị trí gãy.

  • Phải buộc ở vị trí trên và dưới vị trí gãy, khớp trên và dưới chỗ gãy.

Câu hỏi 2

Có thể sử dụng những dụng cụ nào tương tự nẹp và dây vải rộng bản trong điều kiện thực tế khi sơ cứu và băng bó người khác bị gãy xươngCâu hỏi

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào hiểu biết thực tiễn.

Answer - Lời giải/Đáp án

Những dụng cụ tương tự nẹp trong thực tế là: thước gỗ, ván gỗ, …

Dụng cụ tương tự dây vải rộng bản: khăn quàng cổ, cà vạt …