Trang chủ Lớp 8 SGK Lịch sử và Địa lí lớp 8 - Cánh diều Bài 7. Phong trào Tây Sơn thế kỉ XVIII – Lịch sử...

Bài 7. Phong trào Tây Sơn thế kỉ XVIII - Lịch sử và Địa lý 8 Cánh diều: Thông tin và tư liệu, trình bày những nét chính về nguyên nhân bùng nổ phong trào Tây Sơn...

Phân tích và giải bài 7. Phong trào Tây Sơn thế kỉ XVIII - SGK Lịch sử và Địa lý 8 Cánh diều - Bài 7. Phong trào Tây Sơn thế kỉ XVIII. Đọc thông tin và tư liệu, trình bày những nét chính về nguyên nhân bùng nổ phong trào Tây Sơn...

Câu hỏi mục I

Trả lời câu hỏi mục I trang 31 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lý 8 CD

Đọc thông tin và tư liệu, trình bày những nét chính về nguyên nhân bùng nổ phong trào Tây Sơn.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc thông tin, tư liệu trong mục I

Answer - Lời giải/Đáp án

Nguyên nhân bùng nổ phong trào Tây Sơn

- Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền chúaNguyễn ở Đàng Trong ngày càng suyyếu.

- Nhân dân Đàng Trong phải chịu chế độ thuế khoá, nặng nề. Thiên tai, mất mùa và nạn đói thường xuyên xảy ra. Ở Thuận Hoá, cùng với nạn đói kéo dài, trộmcướp cũng nổi lên khắp nơi.

- Trong bối cảnh đó, mùa xuân năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lân đến vùng Tây Sơn thượng đạo (nay thuộc An Khê, Gia Lai) lập căn cứ, tập hợp nhân dân dựng cờ khởi nghĩa.


Câu hỏi mục II 1

Trả lời câu hỏi mục II.1 trang 31 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lý 8 CD

Khai thác thông tin và hình 7.2, trình bày những thắng lợi tiêu biểu của phong trào Tây Sơn trong quá trình lật đổ chúa Nguyễn, chúa Trịnh và vua Lê.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Khai thác thông tin trong mục II.1 và hình 7.2/

Answer - Lời giải/Đáp án

Những thắng lợi tiêu biểu của phong trào Tây Sơn trong quá trình lật đổ chúa Nguyễn, chúa Trịnh và vua Lê.

- 1773-1774: Quân Tây Sơn chiếm phủ thành. Quy Nhơn, từng bước kiểm soát từ Bình Thuận đến Quảng Nam.

- Năm 1777: Quân Tây Sơn lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Nguyễn Ánh chạy thoát

- Năm 1786: Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc lật đổ chúa Trịnh sau đó giao chính quyền ở Đàng Ngoài cho vua Lê

- Năm 1787: Đàng Ngoài rối loạn, Nguyễn Huệ cử Vũ Văn Nhậm ra Bắc dẹp loạn

- Năm 1788: Nguyễn Huệ lại tiến quân ra Bắc. Chính quyền vua Lê sụp đổ. Lê Chiêu Thống cầu viện nhà Thanh.


Câu hỏi mục II 2

- Trình bày những thắng lợi tiêu biểu của phong trào Tây Sơn trong quá trình đánh bại quân Xiêm và quân Thanh xâm lược.

- Nên những nét độc đáo về nghệ thuật quân sự của Nguyễn Huệ - Quang Trung trong quá trình đánh bại quân Xiêm và quân Thanh xâm lược.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Khai thác thông tin trong mục II.2

Answer - Lời giải/Đáp án

Những thắng lợi tiêu biểu của phong trào Tây Sơn trong quá trình đánh bại quân Xiêm và quân Thanh xâm lược.

a) Đánh bại quân Xiêm xâm lược (1785)

- Sau khi chính quyền chúa Nguyễn bị lật đổ (1777), Nguyễn Ánh đã tập hợp lực lượng, chống lại quân Tây Sơn. Sau nhiều lần bị quân Tây Sơn đánh bại, Nguyễn Ánh sang Xiêm cầu viện.

- Cuối năm 1784, vua Xiêm sai tướng Chiêu Tăng và Chiêu Sương đem 5 vạn quân tiến vào Gia Định, với sự dẫn đường của Nguyễn Ánh

- Nguyễn Nhạc cử Nguyễn Huệ đem binh thuyền vào đánh đuổi quân Xiêm. Nguyễn Huệ đóng đại bản doanh ở Mỹ Tho, chọn khúc sông Tiền (đoạn từ Rạch Gầm đến Xoài Mút, nay thuộc tỉnh Tiền Giang) làm trận địa quyết chiến.

- Sáng ngày 19-1-1785, Nguyễn Huệ cho quân đánh nghi binh, như quân Xiêm vào trận địa mai phục, sau đó bất ngờ chặn đánh. Quân Xiêm bị tiêu diệt gần hết, chỉ còn vài nghìn quân chạy thoát về nước.

b) Đại phá quân Thanh xâm lược (1789)

- Giữa năm 1788, Lê Chiêu Thống cùng một số quan đại thần chạy lên phía bắc, rồi cho người sang cầu viện nhà Thanh.

- Vua Thanh cử Tôn Sĩ Nghị chỉ huy 29 vạn quân, chia làm bốn đạo tiến vào Đại Việt theo ba hướng chính: Tuyên Quang, Cao Bằng và Lạng Sơn.

- Cuối tháng 12-1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế (niên hiệu là Quang Trung) rồi thần tốc tiến quân ra Bắc.

- Trên đường đi, Quang Trung dừng lại ở Nghệ An và Thanh Hoá để tuyển thêm quân. Ra đến Tam Điệp (Ninh Bình), Quang Trung hội quân với Ngô Thì Nhậm và Ngô Văn Sở, cùng bản kế sách đánh đuổi quân Thanh.

- Đêm 30 Tết Kỷ Dậu (1789), 5 đạo quân Tây Sơn cùng tiến ra Thăng Long với khí thế từ lời hịch của Quang Trung. "Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ” (Đánh cho sử sách biết nước Nam anh hùng là có chủ).

- Sau 5 ngày (từ đêm 30 Tết đến trưa ngày mồng 5 Tết Kỷ Dậu), quân Tây Sơn đã đánh tan 29 vạn quân Thanh, trong đó thắng lợi tiêu biểu là trận Ngọc Hồi - Đống Đa.

- Tướng nhà Thanh là Sầm Nghi Đống không kịp thoát thân đã thắt cổ tự tử. Tôn Sĩ Nghị hoảng sợ, phải bỏ lại quân sĩ phía sau để tháo chạy về nước.

Những nét độc đáo về nghệ thuật quân sự của Nguyễn Huệ - Quang Trung trong quá trình đánh bại quân Xiêm và quân Thanh xâm lược.

- Trong cuộc kháng chiến chống quân Xiêm

+ Quân ta đã thực hiện phương thức vừa đánh chặn, vừa rút lui, vừa tiêu hao và làm chậm bước tiến của địch, vừa bảo toàn lực lượng của mình. Cuộc lui quân chiến lược này đã tạo ra thời gian cần thiết khiến kẻ thù lộ rõ bản chất, bộc lộ rõ mạnh yếu, tạo điều kiện cho sự chuyển hóa thế trận theo chiều hướng có lợi để di quân phản công chiến lược.

+ Nguyễn Huệ chọn đoạn sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm địa bàn tác chiến chiến lược. Đó là nơi rất thuận lợi cho việc ém quân, giấu pháo, đồng thời tiện cho việc cơ động lực lượng tiêu diệt địch khi chúng dấn thân vào trận địa phục kích.

- Trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh, Nguyễn Huệ chọn Thăng Long làm mục tiêu tiến công chủ yếu, tiên công địch vào đúng lúc quân địch lo nghỉ ngơi ăn tết tấn công bất ngờ


Câu hỏi mục III

Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Khai thác thông tin trong mục III

Answer - Lời giải/Đáp án

* Nguyên nhân thắng lợi

Advertisements (Quảng cáo)

- Bắt nguồn từ ý chí đấu tranh chống áp bức, bóc lột cùng truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc.

- Tinh thần đoàn kết, đồng lòng của nghĩa quân và sự ủng hộ của đông đảo các tầng lớp nhân dân.

- Sự lãnh đạo, chỉ huy tài tình của bộ chỉ huy nghĩa quân, đặc biệt là vai trò của Nguyễn Huệ – Quang Trung.

* Ý nghĩa lịch sử

- Thể hiện và chứng minh sức mạnh to lớn của quần chúng nhân dân.

- Với việc xoá bỏ ranh giới sông Gianh (phân chia Đàng Trong, Đàng Ngoài) và lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn – Trịnh – Lê, phong trào Tây Sơn đã đặt cơ sở cho sự nghiệp thống nhất đất nước.

- Bảo vệ vững chắc nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

- Để lại nhiều bài học quý báu về nghệ thuật quân sự.


Luyện tập 1

Lập bảng thống kê những thắng lợi tiêu biểu trong quá trình phát triển của phong trào Tây Sơn theo gợi ý: thời gian, tên chiến thắng và ý nghĩa lịch sử.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Tổng hợp lại kiến thức mục II

Answer - Lời giải/Đáp án

Thời gian

Tên chiến thắng

Ý nghĩa lịch sử

1773-1774

Chiếm phủ thành Quy Nhơn, từng bước kiểm soát từ Bình Thuận đến Quảng Nam

- Lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong.

- Lật đổ chúa Trịnh và vua Lê ở Đàng Ngoài

- Đặt cở sở cho sự nghiệp thống nhất đất nước

1777

Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong

1786

Lật đổ chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, giao chính quyền cho vua Lê

1787

Cử quân ra Bắc dẹp loạn, ổn định tình hình

1788

Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc, chính quyền vua Lê sụp đổ

1785

Chiến thắng quân Xiêm tại trận Rạch Gầm – Xoài Mút. Quân Xiêm bị tiêu diệt gần hết, nhanh chóng rút chạy về nước

- Đánh đuổi quân xâm lược Xiêm, Thanh

- Bảo vệ vững chắc nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước

- Để lại nhiều bài học quý báu về nghệ thuật quân sự

1789

Đánh tan 20 vạn quân Thanh tại trận Ngọc Hồi – Đống Đa


Luyện tập 2

Đánh giá vai trò của Quang Trung – Nguyễn Huệ trong phong trào Tây Sơn và lịch sử dân tộc.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Tổng hợp kiến thức về vai trò của Quang Trung – Nguyễn Huệ có trong bài

Answer - Lời giải/Đáp án

Đánh giá vai trò của Quang Trung – Nguyễn Huệ trong phong trào Tây Sơn và lịch sử dân tộc.

- Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn

- Lật đổ chính quyền phong kiến Đàng Trong, Đàng Ngoài

- Cùng nhân dân đánh bại 5 vạn quân Xiêm (1785) và 29 vạn quân Thanh (1789), bảo vệ độc lập dân tộc.

- Xóa bỏ sự chia cắt đất nước, bước đầu lập lại nền thống nhất quốc gia


Vận dụng

Giới thiệu về những địa phương có đường phố, trường học được đặt tên các tướng lĩnh trong phong trào Tây Sơn cho thầy cô và bạn học.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Sưu tầm tư liệu từ sách, báo, internet,….

Answer - Lời giải/Đáp án

- Đường Nguyễn Huệ (Quận 1, TP HCM), Phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, TP HCM), đường Quang Trung (Hà Đông, Hà Nội), đường Quang Trung (Hai Bà Trưng, Hà Nội),…

- Trường THPT Quang Trung – Đống Đa (Đống Đa – Hà Nội), Trường THPT Quang Trung (Hà Đông – Hà Nội), Trường THCS Quang Trung (Đống Đa – Hà Nội), Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ (Hà Đông, Hà Nội),….

Advertisements (Quảng cáo)