Trang chủ Lớp 8 SGK Lịch sử và Địa lí lớp 8 - Cánh diều Lập bảng thống kê những sự kiện chính của Chiến tranh thế...

Lập bảng thống kê những sự kiện chính của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) và Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917...

Tổng hợp kiến thức có trong bài. Hướng dẫn giải Luyện tập, Bài 11. Chiến tranh Thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917.

1. Lập bảng thống kê những sự kiện chính của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) và Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

2. Vì sao chế độ phong kiến Nga hoàng đã sụp đổ vào tháng 2-1917 nhưng nhân dân Nga vẫn tiếp tục làm cách mạng?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Tổng hợp kiến thức có trong bài

Answer - Lời giải/Đáp án

1.Bảng thống kê những sự kiện chính của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)

Thời gian

Sự kiện

1914

Chiến tranh bùng nổ, chủ yếu ở châu Âu

1915-1916

Hai bên tham chiến, cục diện ở thế giằng co

1917

Cách mạng tháng Mười Nga bùng nổ và thắng lợi. Mỹ tham chiến, đứng về phe Hiệp ước

1918

- Nga rút khỏi chiến tranh. Phe Hiệp ước có ưu thế

- Ngày 11-11, Đức kí văn kiện đầu hàng vô điều kiện. Chiến tranh kết thúc

* Bảng thống kê những sự kiện chính của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

Thời gian

Advertisements (Quảng cáo)

Sự kiện

Tháng 4-1917

Lê-nin về nước, soạn thảo và trình bày Luận cương tháng Tư

Tháng 7-1917

Chính phủ lâm thời đàn áp, truy nã Lê-nin và những người trong Đảng Bôn-sê-vích.

Tháng 8-1917

Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích lãnhđạo quần chúng nhân dân tiếptục chuẩn bị khởi nghĩa vũ tranggiành chính quyền.

Tháng 10-1917

- Đêm 24: Quân khởi nghĩa đánh chiếm Pê-tơ-rô-grát (Xanh-pê-téc-bua) và bao vây Cung điện Mùa Đông

- Đêm 25: Cung điện Mùa Đông bị chiếm, Chính phủ tư sản lâm thời sụp đổ. Chính quyền Xô viết được thành lập do Lê-nin đứng đầu

Tháng 3-1918

Cách mạng xãhội chủ nghĩa tháng Mười đã thắnglợi trên khắp nước Nga rộng lớn.

2. Chế độ phong kiến Nga hoàng đã sụp đổ vào tháng 2-1917 nhưng nhân dân Nga vẫn tiếp tục làm cách mạng vì

- Sau Cách mạng tháng Hai, xuất hiện cục diện chính trị chưa từng có, đó là tình trạng hai chính quyền song song cùng tồn tại

+ Chính phủ tư sản lâm thời

+ Xô Viết đại biểu công nhân, binh lính

- Hai chính quyền đại diện cho các giai cấp có lợi ích khác nhau nên không thể cùng tồn tại

- Trước bối cảnh đó, VI.Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích đã lãnh đạo nhân dân thực hiện cuộc cách mạng lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời

Advertisements (Quảng cáo)