Trang chủ Lớp 8 SGK Lịch sử và Địa lí lớp 8 - Cánh diều Lập bảng tóm tắt về tình hình chính trị, kinh tế, xã...

Lập bảng tóm tắt về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn Độ cuối thế kỉXIX...

Đọc thông tin mục I. Gợi ý giải Luyện tập, Bài 14. Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á.

1. Lập bảng tóm tắt về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn Độ cuối thế kỉXIX, đầu thế kỉ XX theo hai nội dung sau: chính sách của thực dân Anh vàchuyển biến lớn:

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc thông tin mục I.

Answer - Lời giải/Đáp án

1. Lập bảng tóm tắt

Lĩnh vực

Chính sách của thực dân Anh

Chuyển biến

Chính trị

- Thực dân Anh cai trị trực tiếp Ấn Độ

- Chính quyền thực dân nhượng bộ tầng lớp trên, biến bộ phận này thành tay sai để làm chỗ dựa vững chắc choquyền cai trị của Anh

- Tìm cách khắc sâu khác biệt tôn giáo, đẳng cấp, chủng tộc để chia cắt Ấn Độ

- Quyền lực chính trị nằm trong tay thực dân Anh.

- Một bộ phận lực lượng phong kiến bị biến thành tay sai, công cụ thống trị, bóc lột của chính quyền thực dân

- Khối đoàn kết dân tộc bị rạn nứt.

Kinh tế

- Loại bỏ đặc quyền của Công ty Đông Ấn, trực tiếp mở rộng khaithác, vơ vét tài nguyên.

- Ấn Độ trở thành thị trường lớn của Anh.

- Các ngành thủ công truyền thống ở Ấn Độ, đặc biệt là ngành dệt suy yếu

- Các ngành đóng tàu, khai mỏ,... suy yếu do không đủ sức cạnh tranh với công nghiệp Anh. - Nông nghiệp Ấn Độ phát triển theo hướng xuất khẩu nhưng phụ thuộc chặt chẽ vào thị trường chính quốc.

- Ấn Độ hoàn toàn trở thành thị trường tiêu thụ của Anh.

- Các ngành thủ công truyền thống, đóng tàu, khai mỏ,… bị suy yếu, không đủ sức cạnh tranh với Anh.

- Nông nghiệp phát triển theo hướng xuất khẩu nhưng phụ thuộc chặt chẽ vào thị trường chính quốc.

Xã hội

- Thi hành chính sách “ngu dân”, khuyến khích các tập quán lạc hậu, phản động.

- Đời sống nhân dân Ấn Độ ngày càng cực khổ, Nạn đói xảy ra liên tiếp - Mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh là mẫu thuẫn cơ bản.

-> Đây là nguyên nhân dẫn đến các cuộc đấu tranh đòi độc lập, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Xi-pay (1857 – 1859) và cao trào đấu tranh 1905 – 1908 dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại.

- Xói mòn văn hóa truyền thống;

- Đời sống nhân dân cực khổ;

- Mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh dân cao, làm bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh.