Trang chủ Lớp 8 SGK Lịch sử và Địa lí lớp 8 - Chân trời sáng tạo Bài 2. Cách mạng công nghiệp – Lịch sử và Địa lý...

Bài 2. Cách mạng công nghiệp - Lịch sử và Địa lý 8 Chân trời sáng tạo: Cách mạng công nghiệp đã tác động như thế nào đến hoạt động sản xuất và đời sống xã hội?...

Phân tích và giải bài 2. Cách mạng công nghiệp - SGK Lịch sử và Địa lý 8 Chân trời sáng tạo - Bài 2. Cách mạng công nghiệp. Nêu những thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp. Cách mạng công nghiệp đã tác động như thế nào đến hoạt động sản xuất và đời sống xã hội...Cách mạng công nghiệp đã tác động như thế nào đến hoạt động sản xuất và đời sống xã hội?

Câu hỏi mục 1 1

Trả lời câu hỏi mục 1 trang 16 SGK

a, Nêu những thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp.

b, Từ việc quan sát hình 2.1 và hình 2.2, em hãy thảo luận cùng các bạn: Máy kéo sợi Jenny đã có cải tiến gì quan trọng.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc lại nội dung mục 1 trang 16, 17 SGK

Answer - Lời giải/Đáp án

a, Những thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp

- Năm 1764, James Hargreaves đã chế tạo ra máy kéo sợi Jenny

- Năm 1785, Edmund Cartwright chế tạo ra chiếc máy dệt đầu tiên, năng suất tăng 39 lần so với dệt máy.

- Năm 1769, Iames Watt đã chế tạo ra động cơ hơi nước

- Kỹ thuật dùng than cốc luyện gang thành sắt của Henry Cort (1784)

- Phương pháp luyện sắt thành thép của Hansman năm 1790

- Ở Mĩ, phát minh ra máy tỉa hạt bông (1793), máy gặt cơ khí, tự động cắt và bó ngũ cốc (1831).

- Năm 1838, phát minh ra hệ thống điện tín sử dụng mã Morse.

b, Máy kéo sợi Jenny đã có cải tiến quan trọng: từ kéo sợi bằng tay với 1 cọc suốt đã tăng lên kéo sợi với 16-18 cọc suốt làm tăng năng suất lao động, lượng sợi lên đến 18 lần.


Câu hỏi mục 2 2

Trả lời câu hỏi mục 2 trang 18 SGK

Cách mạng công nghiệp đã tác động như thế nào đến hoạt động sản xuất và đời sống xã hộiCâu hỏi

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc lại nội dung mục 2 trang 18, 19 SGK

Answer - Lời giải/Đáp án

Cách mạng công nghiệp đã tác động như thế nào đến hoạt động sản xuất và đời sống xã hội:

- Hoạt động sản xuất:

  • Việc sử dụng động cơ hơi nước đã làm thay đổi và thúc đẩy chuyển biến trong các ngành kinh tế, đặc biệt là giao thông vận tải, khai mỏ và nông nghiệp

  • CMCN làm thay đổi cơ bản quá trình sản xuất => năng suất kao động được nâng cao => tạo ra nhiều của cải.

- Đời sống xã hội: đời sống người dân và cấu trúc xã hội thay đổi.

  • Giới chủ xưởng giàu lên nhanh chóng, trở thành giai cấp tư sản thống trị xã hội

  • Người thợ làm thuê bị bóc lột, trở thành giai cấp vô sản, mâu thuẫn với giai cấp tư sản


Luyện tập 1

Trả lời câu hỏi luyện tập trang 19 SGK

Lập bảng thống kê những thành tựu tiêu biểu của Cách mạng công nghiệp. Nếu chọn một thành tựu làm biểu tượng của cuộc CMCN, em sẽ chọn thành tựu nàoCâu hỏi Tại saoCâu hỏi

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc lại nội dung mục 1 trang 17,18 SGK

Answer - Lời giải/Đáp án

Năm

Thành tựu chính

Năm 1764

James Hargreaves đã chế tạo ra máy kéo sợi Jenny

Năm 1785

Edmund Cartwright chế tạo ra chiếc máy dệt đầu tiên

Năm 1769

James Watt đã chế tạo ra động cơ hơi nước

Năm 1784

Kỹ thuật dùng than cốc luyện gang thành sắ của Henry Cort

Năm 1790

Phương pháp luyện sắt thành thép của Hansman

Năm 1838

Phát minh ra hệ thống điện tín sử dụng mã Morse.


Vận dụng 1

Trả lời câu hỏi vận dụng trang 19 SGK

Dưới tác động của CMCN, lao động trẻ em trở nên phổ biến trong các đô thị ở châu Âu và Bắc Mĩ từ cuối thế kỉ XVIII. Quan sát lịch làm việc của bé trai 10 tuổi vào năm 1832 ở nước Anh, em hãy:

- Tính thời gian trẻ em phải làm việc trong một ngày

- Lập thời gian biểu của em tương đương với thời gian trong ngày của hai bạn trong câu chuyện để thấy rõ hơn tác động của CMCN lên xã hội đương thời.

Answer - Lời giải/Đáp án

- Thời gian trẻ em phải làm việc một ngày là: 16 tiếng một ngày từ 5h sáng đến 9h tối với 40 phút ăn trưa.

- Lập thời gian biểu theo lịch sinh hoạt của em. Ví dụ

  • 6h: Thức dậy, ăn sáng, chuẩn bị đi học

  • 7h – 11h: Học tập tại trường

  • 11h15 – 13h30: Nghỉ ngơi, ăn trưa

  • 14h – 16h30: Học tập tại trường

  • 17h – 21h: Ăn tối, nghỉ ngơi, làm bài tập

  • 21h: Đi ngủ