Trang chủ Lớp 8 SGK Lịch sử và Địa lí lớp 8 - Chân trời sáng tạo Câu hỏi luyện tập trang 25: Hoàn thành bảng thống kê các...

Câu hỏi luyện tập trang 25: Hoàn thành bảng thống kê các thuộc địa của thực dân phương Tây ở khu vực ĐNÁ đến cuối thế kỉ XIX theo mẫu dưới...

Đọc lại nội dung mục 1, 2, 3 SGK. Lời giải Câu hỏi luyện tập trang 25 SGK - Bài 3. Tình hình Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX.

1. Hoàn thành bảng thống kê các thuộc địa của thực dân phương Tây ở khu vực ĐNÁ đến cuối thế kỉ XIX theo mẫu dưới đây.

2. Hoàn thành bảng tóm tắt về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của các nước ĐNÁ dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây theo mẫu dưới đây.

3. Em có nhận xét gì về hình thức đấu tranh và lực lượng tham gia phong trào đấu tranh chống ách đô hộ của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc lại nội dung mục 1, 2, 3 SGK

Answer - Lời giải/Đáp án

1. Bảng thống kê các thuộc địa của thực dân phương Tây ở khu vực ĐNÁ đến cuối thế kỉ XIX

Thực dân cai trị

Hà Lan

Anh

Pháp

Tây Ban Nha

Các thuộc địa

Indonesia

- Bán đảo Malaya

- phía Bắc đảo Borneo và Myanmar

3 nước Đông Dương: Lào, Việt Nam, Campuchia

Philippines

2. Bảng tóm tắt về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của các nước ĐNÁ dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây

Tình hình chính trị

Tình hình kinh tế

Tình hình xã hội

Tình hình văn hóa

- Chính quyền thực dân chia một nước, vùng thuộc địa thành đơn vị hành chính sách cai trị khác nhau.

=> Tạo nên sự chia rẽ dân tộc, tông giáo và khoảng cách giữa các quốc gia trong khu vực.

- Ở các quốc gia, triều đình phong kiến đã đầu hàng, phụ thuộc vào chính quyền thực dân.

- Về bộ máy hành chính, quan chức thực dân cai trị trực tiếp ở trung ương và cử người bản cứ cai quản ở địa phương

- Chính quyền thực dân thực hiện chính sách cướp đoạt ruộng đất, đặc biệt là chế độ “cưỡng bức trồng trọt” => nhiều đồn điền thực dân xuất hiện ở Đông Nam Á.

- Các ngành công nghiệp chế biến, sản xuất hàng được chú trọng.

- Hoạt động khai thác khoáng sản được đẩy mạnh.

- Hệ thống đường sắt, đường bộ, bến cảng được xây dựng nhằm phục vụ cho chương trình khai thác thuộc địa.

- Trật tự xã hội truyền thống bị phá vỡ, một nền thống trị mới mang đậm màu sắc kì thị chủng tộc và “ngu dân” được áp đặt.

- Các giai cấp cũ vẫn tồn tại nhưng bị phân hóa.

- Xuất hiện một số tầng lớp mới: tư sản dân tộc, trí thức mới, tiểu tư sản, công nhân. => tham gia vào các hoạt động đấu tranh giành độc lập.

- Văn hóa phương Tây du nhập vào ĐNÁ.

- Nhiều công trình kiến trúc, nghệ thuật mang phong cách châu Âu xuất hiện

- Tôn giáo, luật pháp, giáo dục phương Tây được truyền vào với mục đích là để phục vụ cho nền cai trị thực dân.

3. Nhận xét về hình thức đấu tranh và lực lượng tham gia phong trào đấu tranh chống ách đô hộ của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á

- Về lực lượng tham gia: lực lượng tham gia phong trào đấu tranh chống ách đô hộ đủ mọi giai cấp, tầng lớp nhân dân: nông dân, công nhân, tư sản dân tộc, tiểu tư sản…

- Về hình thức đấu tranh: diễn ra dưới hình thức các cuộc khởi nghĩa.