Trang chủ Lớp 8 SGK Lịch sử và Địa lí lớp 8 - Chân trời sáng tạo Câu hỏi luyện tập trang 39: Sự mục nát của chính quyền...

Câu hỏi luyện tập trang 39: Sự mục nát của chính quyền họ Trịnh Đàng Ngoài đã dẫn đến những hậu quả gì? b...

Đọc nội dung mục 1 trang 38 SGK. Giải chi tiết Câu hỏi luyện tập trang 39 SGK - Bài 7. Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.

a, Sự mục nát của chính quyền họ Trịnh Đàng Ngoài đã dẫn đến những hậu quả gì?

b, Nêu những nét chính của các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc nội dung mục 1 trang 38 SGK

Answer - Lời giải/Đáp án

a, Sự mục nát của chính quyền họ Trịnh đã dẫn đến hậu quả

- Nông nghiệp:

+ Mất mùa, lụt lội liên tục diễn ra

+ Ruộng đất bị bọn địa chủ, quan lại cường hào chiếm khiến nông dân rơi vào cảnh đói khổ.

- Công thương nghiệp sa sút do nhà nước đánh thuế nặng các loại sản phẩm, hàng hóa

- Xã hội: Hàng chục vạn nông dân chết đói, người sống sót phải bỏ lìa xa quê, phiêu tán khắp nơi.

=> Cuộc sống thê thảm đã thúc đẩy nông dân vùng lên chống lại chính quyền phong kiến.

Advertisements (Quảng cáo)

b, * Khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739 - 1769)

- Nghĩa quân hoạt động chính ở vùng Điện Biên, Tây Bắc. Nhân dân hết lòng ủng hộ.

- Ông có công bảo vệ vùng biên giới và giúp dân ổn định cuộc sống.

- Cuộc khởi nghĩa kéo dài đến năm 1769 thì kết thúc.

* Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751)

- Nghĩa quân hoạt động ở Sơn Tây, Việt Trì, Thái Nguyên, Tuyên Quang. Uy thế của nghĩa quân ngày một lên cao.

- Chúa Trịnh tập trung đàn áp nghĩa quân.

- Năm 1751, Nguyễn Danh Phương bị bắt, khởi nghĩa thất bại.

* Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1741 - 1751):

- Nghĩa quân hoạt động trên một vùng rộng lớn: từ Đồ Sơn, Kinh Bắc, Thăng Long đến Sơn Nam, Thanh Hóa, Nghệ An.

- Đề cao khẩu hiệu "cướp của nhà giàu, chưa cho dân nghèo”.

- Năm 1751, quân Trịnh tấn công dồn dập => Khởi nghĩa thất bại.

Advertisements (Quảng cáo)