Trang chủ Lớp 8 SGK Lịch sử và Địa lí lớp 8 - Kết nối tri thức Câu hỏi Vận dụng 2 trang 29 Lịch sử và Địa lý...

Câu hỏi Vận dụng 2 trang 29 Lịch sử và Địa lý 8 Kết nối tri thức: Tìm hiểu thông tin trên internet, em hãy giới thiệu về nguồn gốc của Lễ Khai lề thế lính trên đảo Lý Sơn. Theo ...

Sưu tầm tư liệu. Lời giải bài tập, câu hỏi Câu hỏi Vận dụng 2 trang 29 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lý 8 Kết nối tri thức - Bài 6. Công cuộc khai phá vùng đất phía nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII.
Tìm hiểu thông tin trên internet, em hãy giới thiệu về nguồn gốc của Lễ Khai lề thế lính trên đảo Lý Sơn. Theo em, việc duy trì tổ chức Lễ Khao lề thế lính trên đảo Lý Sơn ngày nay có ý nghĩa gì?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Sưu tầm tư liệu

Answer - Lời giải/Đáp án

Giới thiệu về nguồn gốc của Lễ Khai lề thế lính trên đảo Lý Sơn.

“Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa” là lễ cúng cầu an cho những người lính Hoàng Sa trước khi họ lên thuyền ra biển làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo. Sau này, khi không còn Đội Hoàng Sa, các tộc họ trên đảo có người đi lính Hoàng Sa không trở về đã gắn lễ cúng với giỗ họ (cúng việc lề) nên gọi là: “Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa”.

Theo ghi chép trong tộc phả của các dòng họ có người đi lính Hoàng Sa thì rất nhiều người lính ra đi không trở lại. Do vậy, để cho người lính yên tâm ra đi, Triều đình tổ chức “Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa” trước khi họ lên thuyền ra đảo.

Trong lễ tế phải có sự hiện diện của pháp sư, ông ta đội mũ tam sơn, khăn ấn, áo dài là người điều hành lễ tế. Pháp sư là người có vai trò quan trọng trong lễ tế, chuẩn bị thuyền lễ cúng, cờ, linh vị và các thuyền nhân bằng bột gạo hoặc bằng rơm rạ (ngày nay những hình nhân được thay bằng giấy điều).

* Ý nghĩa: Mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện tấm lòng tri ân của người dân đất đảo đối với những người lính đã hy sinh vì chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Đây cũng là dịp các bậc cao nhân trên đất đảo kể lại cho con cháu nhiều câu chuyện về các Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải, chuyện về những chuyến hải trình đầy gian khổ, nhưng cũng rất đáng tự hào, chuyện về những gương sáng vì nước vong thân của các vị Cai đội Hoàng Sa: Võ Văn Khiết, Phạm Quang Ảnh, Phạm Hữu Nhật… Những câu chuyện ấy đã, đang và sẽ khắc sâu vào tâm khảm các thế hệ người dân Lý Sơn, người dân Quảng Ngãi, người dân Việt Nam rằng: Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa mãi mãi là một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam