Câu 3 (trang 43, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Hai câu thơ đề cho thấy kì thi có gì đặc biệt?
Đọc kĩ hai câu thơ đầu
Cách 1
Hai câu thơ mở đầu có tính tự sự, nhằm kể lại kì thi. Khoa thi năm Đinh Dậu được nhà thơ giới thiệu một cách giới thiệu rất tự nhiên. Kì thi Hương được tổ chức theo đúng thời gian quy định, ba năm một lần.
Nhà nước ba năm mở một khoa thi
Trường Nam thi lẫn với trường Hà
Advertisements (Quảng cáo)
Nhưng sự bất bình thường đã thể hiện trong câu thơ thứ hai, đó là cách thức tổ chức kì thức: trường Nam thi lẫn với trường Hà. Từ lẫn đã thể hiện sự ô hợp, nhốn nháo trong thi cử. Tác giả không dùng thi chung hoặc một cách diễn đạt khác trang trọng hơn mà dùng từ "thi lẫn”. Cách nói ấy đã dự báo tính chất không nghiêm túc của kì thi. Tác giả đặc biệt nhấn mạnh sự nhốn nháo, lộn xộn trường thi.
Cách 2:
- Hai câu thơ mở đầu có tính tự sự, nhằm kể lại cách thức tổ chức ô hợp kì thi: trường Nam thi lẫn với trường Hà.
- Dự báo tính chất không nghiêm túc, nhấn mạnh sự nhốn nháo, lộn xộn của trường thi.
Cách 3:
Nhà nước ba năm mở một khoa thi
Trường Nam thi lẫn với trường Hà
Hai câu đề nhằm kể lại: kì thi được tổ chức ba năm một lần. Nhưng điều bất thường thể hiện ở chỗ là cách thức tổ chức: trường Nam thi lẫn với trường Hà, từ lẫn thể hiện sự ô hợp nhốn nháo. Cách nói ấy cho ta thấy được sự nhốn nháo, lộn xộn của trường thi đồng thời cũng dự báo được đây là một kì thi không có tính nghiêm túc.