Trang chủ Lớp 8 Soạn văn 8 Cánh diều chi tiết Xác định sắc thái giọng điệu của tác giả trong hai câu...

Xác định sắc thái giọng điệu của tác giả trong hai câu kết. Qua hai câu kết cũng như cả bài thơ...

Đọc kĩ hai câu kết Trả lời soạn văn Câu 5 trang 43 SGK Ngữ văn 8 tập 2, Câu hỏi cuối bài 5 - Vịnh khoa thi Hương, Bài 7. Thơ Đường luật Soạn văn 8 - Cánh diều.

Câu 5 (trang 43, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Xác định sắc thái giọng điệu của tác giả trong hai câu kết. Qua hai câu kết cũng như cả bài thơ, có thể thấy được thái độ và nỗi lòng của Trần Tế Xương trước tình cảnh đất nước như thế nào?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ hai câu kết

Answer - Lời giải/Đáp án

Cách 1

Giọng điệu của tác giả trong hai câu kết mang đậm chất trữ tình có tác dụng lay tỉnh lương tâm, lương tri của các sĩ tử.

Câu thơ Nhân tài đất Bắc nào ai đó? vừa là lời kêu gọi, vừa là lời nói thẳng về sự thật của đất nước đã thôi thúc, thức tỉnh lương tâm, trách nhiệm của tầng lớp tri thức phong kiến bấy giờ.

=> Tế Xương thấy rõ sự nhục nhã của hoàn cảnh, của thân phận mà căm ghét bọn giặc ngoại bang. Nhắc nhở đừng quên nỗi nhục mất nước.

Advertisements (Quảng cáo)

Cách 2:

- Sắc thái: trữ tình có tác dụng lay tỉnh lương tâm, lương tri của các sĩ tử.

- Tế Xương thấy rõ sự nhục nhã của hoàn cảnh, của thân phận mà căm ghét bọn giặc ngoại bang. Nhắc nhở đừng quên nỗi nhục mất nước.

Cách 3:

- Giọng điệu của tác giả trong hai câu kết:mang đậm chất trữ tình, nhằm kêu gọi đánh thức lương tri của mọi người để không quên nỗi nhục mất nước và nhìn thấy sự nhục nhã mà căm ghét bọn giặc.

- Thái độ và nỗi lòng của Trần Tế Xương: Bài thơ vừa là lời phê phán, vừa là lời nhắc nhở về sự thật nhục nhã của hoàn cảnh đất nước; thôi thúc mọi người thức tỉnh lương tâm và trách nhiệm của tầng lớp tri thức phong kiến lúc bấy giờ.

Cách 4:

Giọng điệu của tác giả trong hai câu kết mang đậm chất trữ tình có tác dụng lay tỉnh lương tâm, lương tri của các sĩ tử.

Câu thơ Nhân tài đất Bắc nào ai đó? vừa là lời kêu gọi, vừa là lời nói thẳng về sự thật của đất nước đã thôi thúc, thức tỉnh lương tâm, trách nhiệm của tầng lớp tri thức phong kiến bấy giờ. Nếu sáu câu thơ trước, tác giả dùng giọng điệu mỉa mai, châm biếm thì đến hai câu thơ cuối, tác giả đã chuyển sang giọng điệu trữ tình để lay gọi, đánh thức lương tri mọi người. Tế Xương thấy rõ sự nhục nhã của hoàn cảnh, của thân phận mà căm ghét bọn giặc ngoại bang. Ông nhắc nhở mọi đừng quên nỗi nhục mất nước.

Advertisements (Quảng cáo)