Trang chủ Lớp 8 Soạn văn 8 Cánh diều chi tiết Xác định thể loại, bố cục và chủ đề của bài thơ...

Xác định thể loại, bố cục và chủ đề của bài thơ Mời trầu. Đọc kĩ phần Kiến thức ngữ văn đầu bài học Cách 1 Thể loại...

Đọc kĩ phần Kiến thức ngữ văn đầu bài học Trả lời soạn văn Câu 1 trang 41 SGK Ngữ văn 8 tập 2, Câu hỏi cuối bài 1 - Mời trầu, Bài 7. Thơ Đường luật Soạn văn 8 - Cánh diều.

Câu 1 (trang 41, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Xác định thể loại, bố cục và chủ đề của bài thơ Mời trầu.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ phần Kiến thức ngữ văn đầu bài học

Answer - Lời giải/Đáp án

Cách 1

Thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

Chia bài thơ thành 4 phần tương ứng với bốn câu lần lượt là: Khởi, thừa, chuyển, hợp.

Chủ đề: Bài thơ nói lên được ý thức cá nhân, tinh thần đấu tranh đòi hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa mặc cho những hủ tục, những định kiến u ám của thời đại

Advertisements (Quảng cáo)

Cách 2:

- Thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

- 4 phần: Khởi, thừa, chuyển, hợp.

- Chủ đề: Ý thức cá nhân, tinh thần đấu tranh đòi hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

Cách 3:

- Bài thơ được viết theo thể thơ Nôm Đường luật thất ngôn tứ tuyệt, dù về hình thức vẫn là một bài thơ Đường luật nhưng được viết bằng chữ Nôm và mang bản sắc dân tộc từ đề tài, chủ đề đến hình ảnh, ngôn từ,...

- Có thể chia bố cục bài thơ thành hai phần: hai câu đầu và hai câu cuối.

- Chủ đề của bài thơ: Qua việc mời trầu, một phong tục của người Việt, Hồ Xuân Hương đã thể hiện khát vọng mãnh liệt về tình cảm lứa đôi và phê phán sự bạc bẽo của tình đời. Đây là một chủ đề có phần khác biệt với chủ đề của các bài thơ Đường luật khác (các tác giả trước đây thường chỉ đề cập đến những vấn đề lớn mang tính quốc gia, dân tộc, đại diện cho các tầng lớp khác nhau trong xã hội mà ít quan tâm đến tình cảm riêng tư của con người bình thường, nhất là người phụ nữ).

Advertisements (Quảng cáo)