Câu 2 (trang 10, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Cho biết bài thơ được làm theo luật bằng hay luật trắc và đã tuân thủ quy định về luật, niêm, vần, đối của một bài thơ thất ngôn bát cú luật Đường như thế nào?
Vận dụng kiến thức về thơ Đường, đặc biệt là thể thơ thất ngôn bát cú
Cách 1
Đây là bài thơ thất ngôn bát cú luật trắc vần bằng:
- Luật: luật trắc vì tiếng thứ hai của câu 1 là tiếng thanh trắc (tới).
- Niêm: câu 1 niêm với câu 8, câu 2 niêm với câu 3, câu 4 niêm với câu 5, câu 6 niêm với câu 7, câu 8 lại niêm với câu 1.
- Vần: chỉ hiệp theo một vần là vần bằng, gieo ở cuối câu 1 (tà) và các câu chẵn là 2, 4, 6 và 8 (hoa – nhà – gia – ta).
Advertisements (Quảng cáo)
- Nhịp: chủ yếu ngắt nhịp 4/3, hai câu 5 và 6 ngắt nhịp 2/2/4. Đây là cách ngắt nhịp tiêu biểu của thơ thất ngôn bát cú Đường luật, tạo âm điệu nhẹ nhàng, sâu lắng.
- Đối: câu thứ ba đối với câu thứ tư, câu thứ năm đối với câu thứ sáu.
Cách 2:
- Luật: luật trắc vần bằng
- Niêm: câu 1 - câu 8, câu 2 - câu 3, câu 4 - câu 5, câu 6 - câu 7, câu 8 - câu 1.
- Vần: hiệp vần bằng (hoa – nhà – gia – ta).
- Nhịp: chủ yếu ngắt nhịp 4/3, hai câu 5 và 6 ngắt nhịp 2/2/4.
- Đối: câu thứ ba - câu thứ tư, câu thứ năm - câu thứ sáu.
Cách 3:
Đây là một trong hai dạng cơ bản, phổ biến nhất của thơ Đường luật, gồm thất ngôn bát cú (7 chữ, 8 câu) và thất ngôn tứ tuyệt (7 chữ, 4 câu). Thơ thất ngôn bát cú Đường luật có những quy định rất chặt chẽ về bố cục (tổ chức cơ bản về nội dung và hình thức), luật (quy định về vần, thanh trong cả bài, đối giữa các cặp câu 3 – 4, 5 – 6), niêm (sự liên kết giữa các câu 1 – 8, 2 – 3, 4 – 5, 6 – 7).