Trang chủ Lớp 8 Soạn văn 8 - Chân trời sáng tạo chi tiết (trang 9, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Em hình dung như...

(trang 9, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Em hình dung như thế nào về cảnh Đèo Ngang trong bốn câu thơ đầu?...

Đọc kĩ bốn câu thơ đầu và hình dung bức tranh Đèo Ngang được tác giả phác họa Vận dụng kiến thức giải soạn văn trang 9 SGK Ngữ văn 8 tập 2, Trải nghiệm cùng VB - Qua Đèo Ngang, Bài 6. Tình yêu Tổ quốc Soạn văn 8 - Chân trời sáng tạo.

(trang 9, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Em hình dung như thế nào về cảnh Đèo Ngang trong bốn câu thơ đầu?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ bốn câu thơ đầu và hình dung bức tranh Đèo Ngang được tác giả phác họa

Answer - Lời giải/Đáp án

Cách 1

Cảnh Đèo Ngang trong bốn câu thơ đầu được nhà thơ miêu tả vào khoảng thời gian “xế tà” với khung cảnh thiên nhiên núi đèo bát ngát, tiêu điều, thấp thoáng có sự sống của con người.

Advertisements (Quảng cáo)

Cách 2:

- Khoảng thời gian “xế tà”

- Khung cảnh thiên nhiên núi đèo bát ngát, tiêu điều, thấp thoáng có sự sống của con người.

Cách 3:

Cảnh Đèo Ngang trong bốn câu thơ đầu miêu tả vào lúc xế chiều, khung cảnh thiên nhiên rộng lớn, bát ngát, thấp thoáng có sự sống của thiên nhiên.

Cách 4:

Với 4 câu đầu của bài thơ Qua Đèo Ngang Bà Huyện Thanh Quan đã phác họa bức tranh thiên nhiên với núi đèo bát ngát hoặc Sơn thấp thoáng có sự sống của con người. Câu thơ thứ hai, nhà thơ đã gợi tả khung cảnh bằng những đường nét hết sức đơn sơ: ” Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”. Bằng những hình ảnh” cỏ cây, đá, lá, hoa” và điệp từ "chen”, bà Huyện Thanh Quan khắc hoạ được khung cảnh Đèo Ngang heo hút, vắng vẻ và hoang vu. Đèo Ngang có cỏ cây, đá, lá, hoa... um tùm, chen lấn nhưng không hề gợi lên sự trù phú, tốt tươi mà càng khiến cảnh vật thêm đậm nét hoang sơ, rậm rạp. Hai câu thơ đề đã phần nào hé lộ được tâm trạng của nhà thơ. Ở hai câu thơ tiếp theo, khung cảnh Đèo Ngang đã có thêm sự xuất hiện hình bóng cuộc sống của con người: ” Lom khom dưới núi, tiều vài chú, Lác đác bên sông chợ mấy nhà”. Hình ảnh con người, sự sống tuy hiện diện trong bức tranh phong cảnh Đèo Ngang nhưng cũng thật ít ỏi, lẻ loi, chỉ là ” vài chú”tiều đang kiếm củi; đã thế hình ảnh lại còn được nhấn mạnh ở cái dáng lom khom, bé nhỏ và hút nặng vào không gian. ” Chợ” vốn là nơi tụ họp đông vui, nhộn nhịp nhưng trong bài thơ, ta thấy chợ ở đây cũng chỉ có ” mấy nhà” lác đác, lưa thưa, xơ xác trên triền sông hoang vắng. Dấu hiệu của sự sống tuy có thấp thoáng trong bức tranh Đèo Ngang nhưng không hề làm cho nó vui tươi, ấm áp hơn mà ngược lại càng làm tăng thêm sự vắng vẻ, thưa thớt, hoang vu của Cảnh đèo ngang. Cách đảo ngữ và phép đối rất chỉnh vừa tặng nhạc điệu du dương, trầm bổng vừa thấm đẫm cảm giác lẻ loi, cô đơn, buồn bã.

Advertisements (Quảng cáo)