Câu 1
Câu 1 (trang 41, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Xác định cấu trúc của các đoạn văn sau và tìm câu chủ đề của mỗi đoạn văn (nếu có):
a. Nhiều người tin rằng, khi nhìn lên bầu trời và thấy sao băng, nếu nhanh chóng ước một điều gì đó thì điều đó chắc chắn sẽ trở thành sự thật. Một số quan niệm cho rằng, sao băng là một hình tượng đẹp và thường gắn liền với nhiều câu chuyện về tình yêu.
(Theo Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng?, https://voh.com.vn, ngày 16/3/2022)
b. Lúc đầu, mọi người nghĩ rằng chim di cư là để tránh cái lạnh của mùa đông, tuy nhiên, nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng điều này không hoàn toàn đúng. Những nơi mà loài chim này di cư tới so với nơi chúng sinh ra đều có khí hậu ôn đới khả tương đồng tại cùng một thời điểm. Về mặt lý thuyết, nếu chúng ở lại nơi được sinh ra vào mùa đông thì điều kiện khí hậu ở đó cũng không ảnh hưởng nhiều và chúng vẫn có thể sống sót bình thường. Vậy tại sao chúng vẫn phải thực hiện một hành trình dài để di cư hằng năm? Về vấn đề này, các nhà khoa học vẫn cảm thấy bối rối và chưa thể tìm được câu trả lời.
(Theo 1001 thắc mắc: Sự thực có phải chim di cư là do chúng sợ lạnh?, https:tienphong.vn, ngày 17/3/2022)
c. Một trong những hành động góp phần bảo vệ môi trường là sử dụng các sản phẩm tái chế. Chúng ta có thể tái chế giấy, nhựa, báo, thuỷ tinh và lon nhôm,... Bằng cách tải chế một nửa số rác thải sinh hoạt, mỗi người có thể giảm khoảng 1,2 tấn khi CO, (các-bon đi-ô-xít – carbon dioxide) mỗi năm vì việc đốt chảy rác thải làm tăng mức độ CO, trong khí quyển. Đây là tác nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính và sự nóng lên toàn cầu. Vì vậy, con người nên lựa chọn các sản phẩm tái chế để có thể góp phần bảo vệ môi trường.
(Theo Lan Anh tổng hợp, Mười biện pháp giảm thiểu sự nóng lên của Trái Đất, https://kinhtemoitruong.vn, ngày 09/9/2022)
d. Chúng ta có thể sử dụng bản đồ tư duy khi lập dàn ý cho bài viết. Với tư cách là một công cụ sắp xếp thông tin hiệu quả, bản đồ tư duy có thể tổ chức và hệ thống hoá những ý tưởng lộn xộn, thiếu mạch lạc. Vì thế, bản đồ tư duy có thể đơn giản hóa những thách thức khi viết: hỗ trợ chúng ta xác định cần viết những gì và sắp xếp các ý tưởng như thế nào cho hợp lý.
(Theo 1980 Books, Ứng dụng bản đồ tư duy trong học tập)
Vận dụng tri thức Ngữ văn về cách xây dựng đoạn văn
Vận dụng kiến thức câu chủ đề
a.Cấu trúc song hành
b. Cấu trúc Diễn dịch
Câu chủ đề: Lúc đầu, mọi người nghĩ rằng chim di cư là để tránh cái lạnh của mùa đông, tuy nhiên, nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng điều này không hoàn toàn đúng.
c. Cấu trúcTổng phân hợp
Câu chủ đề đầu đoạn: Một trong những hành động góp phần bảo vệ môi trường là sử dụng các sản phẩm tái chế.
Câu chủ đề cuối đoạn: Vì vậy, con người nên lựa chọn các sản phẩm tái chế để có thể góp phần bảo vệ môi trường.
d. Cấu trúc diễn dịch
Câu chủ đề: Chúng ta có thể sử dụng bản đồ tư duy khi lập dàn ý cho bài viết.
Câu 2
Câu 2 (trang 42, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Sắp xếp các câu dưới đây để tạo thành đoạn văn mạch lạc. Cho biết đoạn văn vừa sắp xếp thuộc kiểu đoạn văn nào mà em đã học.
(1) Khi những đợt sóng liên tiếp tràn vào các vùng vịnh, chúng bị bật ngược trở lại và gặp những đợt sóng tiếp theo gây ra sự cộng hưởng. (2) Hiệu ứng này có thể làm tăng sức mạnh và sự phá huỷ của những đợt sóng thần lên gấp nhiều lần, khiến cho thiệt hại ở những khu vực có sự cộng hưởng lớn hơn rất nhiều so với những khu vực khác. (3) Một điểm nữa tạo nên những đợt sóng thần có sức mạnh khủng khiếp nhất đó là hiệu ứng cộng hưởng
Advertisements (Quảng cáo)
(Theo Sóng thần – cơn giận dữ” của biển cả, https://tuyenquang.gov.vn, ngày 16/3/2022)
Vận dụng kiến thức xây dựng một đoạn văn
Sắp xếp: 3-1-2
Kiểu đoạn văn: Diễn dịch
Câu 3
Câu 3 (trang 42, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Viết câu chủ đề cho các đoạn văn sau
a. Khi tiếp xúc với không khí ô nhiễm trong một thời gian dài, làn da của chúng ta có nguy cơ bị lão hoá. Dấu hiệu nhận biết rõ nhất là sự xuất hiện của các đốm sắc tổ và nếp nhăn trên da. Ngoài ra, ô nhiễm không khi còn là nguyên nhân gây khởi phát hoặc tăng nặng một số bệnh lý về da như viêm da dị ứng, viêm da cơ địa, mụn trứng cá, mề đay,... Không chỉ vậy, ô nhiễm không khi còn làm cho một số bệnh về da kém đáp ứng điều trị, dễ tái phát, kéo dài và khó điều trị hơn.
(Nhóm biên soạn)
b. Trong bối cảnh nguồn nhiên liệu hóa thạch đang dần cạn kiệt vì bị khai thác quá độ như hiện nay thì việc tiết kiệm năng lượng góp phần tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh đó, tiết kiệm năng lượng còn giúp giảm bớt chi phí sinh hoạt cho con người. Ngoài ra, khi nhiên liệu hóa thạch được đốt chảy ít hơn thì lượng khí thải CO, vào bầu khí quyển của Trái Đất cũng giảm đi, hạn chế sự nóng lên toàn cầu và các hiện tượng biến đổi khí hậu khác.
(Nhóm biên soạn)
Vận dụng kiến thức về câu chủ đề
a. Tác hại của ô nhiễm không khí đối với các bệnh về da là vấn đề nghiêm trọng.
b. Tiết kiệm nguồn nhiên liệu chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Câu 4
Câu 4 (trang 43, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Viết đoạn văn (khoảng sáu đến tám câu) trình bày vai trò của máy vi tính đối với cuộc sống của chúng ta hiện nay. Xác định cấu trúc của đoạn văn đó.
Vận dụng tri thức cấu trúc đoạn văn và kiến thức về câu chủ đề
Máy tính đã bước vào cuộc sống của chúng ta khá lâu và bền vững, tạo nên những thay đổi căn bản cho thế giới và khả năng của loài người. Máy tính có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta hiện nay. Máy tính làm cho cuộc sống của chúng ta dễ dàng hơn. Mọi câu hỏi, mọi băn khoăn, thay vì phải lục tung mọi tài liệu để tìm câu trả lời, chúng ta chỉ đơn giản cần gõ vài từ khóa là tìm được rất nhiều nguồn dữ liệu. Máy tính là một thiết bị công nghệ cao, nó ra đời nhằm mục đích kết nối con người với công việc, thông tin trong nước và thế giới. Nó còn là một chiếc chìa khóa vạn năng mở ra cánh cửa tri thức khổng lồ mà bất cứ những thông tin chúng ta quan tâm nó đều có thể cung cấp cho chúng ta.
Cấu trúc đoạn văn: Diễn dịch
Câu chủ đề: Máy tính có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta hiện nay.