Câu 3 (trang 66, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Tìm các chi tiết miêu tả thiên nhiên và nhân vật “ta” trong đoạn thơ, từ đó nhận xét về mối quan hệ giữa thiên nhiên và nhân vật “ta”.
Vận kĩ năng đọc hiểu
Cách 1
* Cảnh thiên nhiên và nhân vật “ta” trong đoạn thơ được miêu tả qua các chi tiết
- Tả thiên nhiên:
+ Suối: chảy rì rầm, nghe như tiếng đàn cầm.
+ Đá: đá mọc rêu phơi
+ Rừng thông: thông mọc rất nhiều và dày tạo bóng mát để nhân vật “ta” nằm.
+ Cây trúc bóng râm: trúc rậm thành bóng râm mát, là nơi tác giả ngâm thơ.
- Tả con người: ngồi lên đá như ngồi chiếu êm; nằm
* Mối quan hệ giữa thiên nhiên và nhân vật “ta”:
- Một bức tranh thiên nhiên vô cùng khoáng đạt, thanh cao, yên lặng không có bóng người nhưng lại có tiếng rì rầm của nước chảy. Một khung cảnh thú vị và nên thơ, thiên nhiên giống như người bạn, người tri kỷ.
- Đại từ nhân xưng “ta” được lặp đi lặp lại để nhấn mạnh sự có mặt của “ta” trước cảnh đẹp của Côn Sơn.
- Sử dụng nhiều từ khẳng định tư thế làm chủ của tác giả trước thiên nhiên Côn Sơn như: ta nghe, ta ngồi, ta nằm, ta ngâm thơ.
=> Cảnh thiên nhiên đẹp được cảm nhận bằng hồn thơ tinh tế qua đó ca ngợi sức sống thanh cao, hòa mình vào thiên nhiên của tác giả Nguyễn Trãi ở Côn Sơn.
Cách 2:
Các chi tiết miêu tả thiên nhiên và nhân vật “ta” |
Nhận xét mối quan hệ giữa thiên nhiên và nhân vật “ta” |
- Tả thiên nhiên: + Suối: chảy rì rầm, nghe như tiếng đàn cầm. + Đá: đá mọc rêu phơi + Rừng thông: thông mọc rất nhiều và dày tạo bóng mát để nhân vật “ta” nằm. Advertisements (Quảng cáo) + Cây trúc bóng râm: trúc rậm thành bóng râm mát, là nơi tác giả ngâm thơ. - Tả con người: ngồi lên đá như ngồi chiếu êm; nằm |
+ Một khung cảnh thú vị và nên thơ, thiên nhiên giống như người bạn, người tri kỷ. + Nhấn mạnh sự có mặt của “ta” trước cảnh đẹp của Côn Sơn. + Sử dụng nhiều từ khẳng định tư thế làm chủ của tác giả trước thiên nhiên Côn Sơn => Cảnh thiên nhiên đẹp được cảm nhận bằng hồn thơ tinh tế. |
Cách 3:
- Sử dụng điệp từ, đại từ nhân xưng “ta” nhằm nhấn mạnh sự có mặt của “ta” ở mọi cảnh đẹp của Côn Sơn.
⇒ Nhân vật trữ tình thả hồn mình, sống cuộc sống thanh cao, hòa mình vào giữa khung cảnh thiên nhiên Côn Sơn
⇒ Ca ngợi sức sống thanh cao, hòa hợp giữa con người với thiên nhiên.
Cách 4:
- Hình ảnh miêu tả thiên nhiên Côn Sơn
+ Suối: tiếng suối như tiếng đàn cầm
+ Đá rêu phơi
+ Thông mọc như nêm: thông mọc rậm và dày
+ Trúc bóng râm: trúc rậm, râm mát, dày tạo nên bóng râm khi trời nắng
- Biện pháp nghệ thuật:
+ Điệp từ: Côn Sơn
+ So sánh
-> Bức tranh thiên nhiên khoáng đạt, thanh cao, hấp dẫn, thú vị và nên thơ. Thiên nhiên như một người bạn tri âm, tri kỉ của nhà thơ
- Sử dụng điệp từ, đại từ nhân xưng “ta” nhằm nhấn mạnh sự có mặt của “ta” ở mọi cảnh đẹp của Côn Sơn
- Sử dụng hàng loạt các động từ khẳng định tư thế làm chủ của con người trước thiên nhiên: Ta nghe, ta ngồi, ta nằm, ta ngâm thơ nhàn…
-> Nhân vật trữ tình thả hồn mình, sống cuộc sống thanh cao, hòa mình vào giữa khung cảnh thiên nhiên Côn Sơn
-> Ca ngợi sức sống thanh cao, hòa hợp giữa con người với thiên nhiên.