Câu 1 (trang 65, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Xác định hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng của văn bản.
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu
Cách 1
* Luận điểm 1: Mùa thu đến một cách đột ngột và bất ngờ:
- Bắt đầu là hương ổi thơm nao nức.
- Sương chùng chình qua ngõ.
- Tác giả không tin mùa thu đã về: “Hình như thu đã về”.
* Luận điểm 2: Cảm nhận thực về mùa thu:
- Tác giả quan sát thiên nhiên ở không gian rộng lớn hơn.
- Thấy được sự đổi thay của các sự vật:
+ Dòng sông khác ngày thường.
+ Chim bắt đầu vội vã.
+ Đám mây chuyển mình.
* Luận điểm 3: Những dấu hiệu rõ ràng của mùa thu.
- Mùa thu được cảm nhận bằng cả kinh nghiệm lẫn suy ngẫm.
- Tác giả nhận ra sự khác thường của mưa, nắng, sấm, chớp...
* Luận điểm 4: Cảm nhận, suy nghĩ, tình cảm của tác giả đối với mùa thu.
- Sự thay đổi của con người khi sang thu.
- Nhan đề thấm vào cảnh vật và con người.
Cách 2:
Luận điểm |
Lí lẽ, bằng chứng |
Luận điểm 1: Mùa thu đến một cách đột ngột và bất ngờ |
- Bắt đầu là hương ổi thơm nao nức. - Sương chùng chình qua ngõ. - Tác giả không tin mùa thu đã về: “Hình như thu đã về”. |
Luận điểm 2: Cảm nhận thực về mùa thu |
- Tác giả quan sát thiên nhiên ở không gian rộng lớn hơn. - Thấy được sự đổi thay của các sự vật: + Dòng sông khác ngày thường. + Chim bắt đầu vội vã. Advertisements (Quảng cáo) + Đám mây chuyển mình. |
Luận điểm 3: Những dấu hiệu rõ ràng của mùa thu |
- Mùa thu được cảm nhận bằng cả kinh nghiệm lẫn suy ngẫm. - Tác giả nhận ra sự khác thường của mưa, nắng, sấm, chớp... |
Luận điểm 4: Cảm nhận, suy nghĩ, tình cảm của tác giả đối với mùa thu |
- Sự thay đổi của con người khi sang thu. - Nhan đề thấm vào cảnh vật và con người. |
Cách 3:
- Cảm nhận của tác trong khổ thơ thứ nhất và thứ 2: Bức tranh thiên nhiên mùa thu được miêu tả bằng khứu giác, thị giác, xúc giác.
+ Không phải là những nét đặc trưng của trời mây hay sắc vàng của hoa cúc mà bắt đầu là hương ổi – một chữ “phả” đủ gợi hương thơm sánh lại.
+ Cảm nhận được “hương ổi”, đã nhận ra “gió se”, mắt lại nhìn thấy sương đang “chùng chình qua ngõ”.
+ Thiên nhiên được quan sát rộng lớn hơn, nhiều tầng bậc hơn “sông dềnh dàng” và “chim vội vã”.
- Cảm nhận của tác giả về suy nghĩ, chiêm nghiệm của nhà thơ qua khổ thơ thứ 3.
+ Cảm nhận, suy ngẫm về tâm trạng của tác giả khi nhìn cảnh vật trong những ngày đầu thu qua hình ảnh nắng, mưa, sấm.
+ Cảm nhận và trả lời cho những chiêm nghiệm và sự từng trải của tác giả qua hình ảnh “Hàng cây đứng tuổi”: hình ảnh gợi cho người đọc nhiều liên tưởng như một đời người trưởng thành rồi già cỗi đi.
Cách 4:
*Mùa thu đến với anh đột ngột và bất ngờ.
- Bắt đầu là hương ổi thơm nao nức
- Gió đem hương cha mùa thu
- Sương đủng đỉnh qua ngõ
- Mùa thu về bất ngờ khiến tác giả không tin mùa thu đã về
*Cảm giác thực về mùa thu:
- Thiên nhiên được quan sát ở không gian rộng hơn
- Dòng sông khác ngày thường
- Chim bắt đầu vội vã
- Sự bắt đầu trong cánh chim
- Không khí thư thái của chim
- Đám mây chuyển mình
*Cái gốc trong khổ thơ thứ ba
- Mùa thu cảm nhận bằng kinh nghiệm, suy ngẫm
- Sự khác thường của mưa, nắng, sấm, chớp......
*Cảm nhận, suy nghĩ, tình cảm của tác giả về mùa thu
- Con người khi sang thu có thay đổi
- Nhan đề thấm vào cảnh vật