Câu 3 (trang 83, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng trong cách diễn đạt “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ” và “Ậm ọe quan trường miệng thét loa”? Nêu rõ tác dụng của biện pháp tu từ đó trong việc tái hiện hình ảnh các sĩ tử và quan viên người Việt.
Dựa vào kiến thức về biện pháp tu từ và văn cảnh để trả lời.
Biện pháp tu từ đảo ngữ được dùng trong hai câu thực. Từ “lôi thôi” nhấn mạnh là hình ảnh của sĩ tử bị chìm trong sự nhếch nhác. “Ậm oẹ” nghĩa là ra bộ nạt nộ, hăm doạ.
→ Việc sử dụng biện pháp đảo ngữ (đã nhấn mạnh được không khí nhếch nhác trong ngày thi) giúp nhấn mạnh hình ảnh lôi thôi, nhếch nhác của các sĩ tử để gây sự chú ý cho người đọc; đồng thời thể hiện được những thái độ trào phúng, khinh ghét của tác giả dành cho quan trường.
Tham khảo 1:
Advertisements (Quảng cáo)
Biện pháp tu từ đảo ngữ đã nhấn mạnh được không khí lôi thôi, nhếch nhác trong ngày thi đồng thời thể hiện thái độ khinh ghét của tác giả.
Tham khảo 2:
- Biện pháp đảo ngữ: Lôi thôi sĩ tử; ậm ọe quan trường.
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh vẻ nhếch nhác, không gọn gàng của những sĩ tử. Họ không có tư thế của những sĩ tử đi thi, của người làm chủ kiến thức trong kì thi.
+ Làm nổi bật đối tượng người coi thi nói năng ậm ọe, ấp úng, ra oai gượng gạo. Cảnh hỗn độn, nhếch nhác, tàn tạ, không mang tính chất của cuộc thi.
Tham khảo 3:
Biện pháp tu từ đảo ngữ được dùng trong hai câu thực. Từ "lôi thôi” nhấn mạnh là hình ảnh của sĩ tử bị chìm trong sự nhếch nhác. Ậm oẹ nghĩa là ra bộ nạt nộ, hăm doạ. Việc sử dụng biện pháp đảo ngữ đã nhấn mạnh được không khí nhếch nhác trong ngày thi.