Trang chủ Lớp 8 Soạn văn 8 - Kết nối tri thức chi tiết Nhân vật nào trong bài thơ để lại ấn tượng cho em...

Nhân vật nào trong bài thơ để lại ấn tượng cho em nhiều nhất? Vì sao? Trình bày về nhân vật mà em ấn tượng và lý giải nguyên nhân...

Trình bày về nhân vật mà em ấn tượng và lý giải nguyên nhân. Trả lời soạn văn Câu 7 trang 83 SGK Ngữ văn 8 tập 1, Sau khi đọc 7 - Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu, Bài 4: Tiếng cười trào phúng trong thơ Soạn văn 8 - Kết nối tri thức.

Câu 7 (trang 83, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Nhân vật nào trong bài thơ để lại ấn tượng cho em nhiều nhất? Vì sao?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Trình bày về nhân vật mà em ấn tượng và lý giải nguyên nhân.

Answer - Lời giải/Đáp án

Advertisements (Quảng cáo)

Nhân vật em ấn tướng nhiều nhất là những người sĩ tử. Vì tác giả đã vẽ lên trước mắt người đọc hình ảnh người thí sinh lôi thôi với những chai lọ trên vai thật là xốc xếch trong khi đáng ra họ phải là những thư sinh nho nhã, thanh lịch.

Tham khảo 1:

Nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc nhất là sĩ tử. Bởi vì các sĩ từ trong bài thơ này được khắc họa với dáng dấp lôi thôi luộm thuộm. Họ không có tư thế của những sĩ tử đi thi, của người làm chủ kiến thức trong kì thi. Từ đó cho thấy được sự đau buồn, thất vọng cùng tiếng cười mỉa mai, chua chát của Tú Xương.

Tham khảo 2:

Nhân vật để lại cho em nhiều ấn tượng nhất đó là sĩ tử. Sĩ tử là những học trò, người có học vấn, tầng lớp có học thức; là học sinh của Quốc Tử Giám ( trường học do nhà vua lập ra ở kinh đô); rộng hơn là học sinh tại các trường do triều đình quản lý. Còn sĩ tử trong thơ Tế Xương thì sĩ tử mà bút mực đâu không thấy, chỉ nổi bật lủng lẳng một cái lọ (vì đường xa, phải đeo theo lọ nước uống). Hàng ngàn “sĩ tử vai đeo lọ” thì lôi thôi thật, là bức tranh biếm họa để đời về anh học trò đi thi trong thời buổi thực dân nhô’ nhăng. Còn quan trường thì “ậm ọe” giọng như mửa. Sĩ tử thì đông vì dồn cả hai trường thi lại nên quan trường phải “thét loa” lại còn lên giọng đe nẹt sĩ tử nên thành ra “ậm ọe” tởm lợm thật đáng ghét. Thái độ trào lộng của nhà thơ thật rõ ràng. Đô’i với “sĩ tử”, Tú Xương thấy nhếch nhác đáng thương; đối với “quan trường”, Tú Xương khinh ghét ra mặt. Quan trường của một kì thi quốc gia bát nháo mà còn “ậm ọe” không biết nhục.

Advertisements (Quảng cáo)