13.1
Từ kết quả thí nghiệm 1 (trang 56 SGK KHTN8), hãy hoàn thành bảng 13.1 và thực hiện các yêu cầu sau:
Bảng 13.1. Tỉ số giữa khối lượng và thể tích của ba thỏi sắt
Đại lượng |
Thỏi 1 |
Thỏi 2 |
Thỏi 3 |
Thể tích |
V1=V= |
V2=2V= |
V3=3V= |
Khối lượng |
m1= |
m2= |
m3= |
Tỉ số \(\frac{m}{V}\) |
\(\frac{{{m_1}}}{{{V_1}}} = \) |
\(\frac{{{m_2}}}{{{V_2}}} = \) |
\(\frac{{{m_3}}}{{{V_3}}} = \) |
1. Hãy nhận xét về tỉ số giữa khối lượng và thể tích của ba thỏi sắt
2. Dự đoán về tỉ số \(\frac{m}{V}\) của các vật liệu khác nhau
Quan sát thí nghiệm, đọc kết quả và nêu ra nhận xét từ thí nghiệm
Bảng 13.1. Tỉ số giữa khối lượng và thể tích của ba thỏi sắt
Đại lượng |
Thỏi 1 |
Thỏi 2 |
Thỏi 3 |
Thể tích |
V1=V |
V2=2V |
V3=3V |
Khối lượng |
m1=7,8g |
m2=15,6g |
m3=23,4g |
Tỉ số \(\frac{m}{V}\) |
\(\frac{{{m_1}}}{{{V_1}}} = 7,8g/c{m^3}\) |
\(\frac{{{m_2}}}{{{V_2}}} = 7,8g/c{m^3}\) |
\(\frac{{{m_3}}}{{{V_3}}} = 7,8g/c{m^3}\) |
1. Nhận xét: Tỉ số khối lượng và thể tích của ba thỏi sắt xấp xỉ bằng nhau.
2. Dự đoán:Với các vật liệu khác nhau thì tỉ số khối lượng và thể tích cũng khác nhau
13.2
Từ kết quả thí nghiệm 2 (trang 57 SGK KHTN8), hãy hoàn thành bảng 13.2 và thực hiện yêu cầu sau:
Bảng 13.2. Tỉ số giữa khối lượng và thể tích của các vật làm từ các chất khác nhau
Đại lượng |
Thỏi sắt |
Thỏi nhôm |
Thỏi đồng |
Thể tích |
V1=V= |
V2=V= |
V3=V= |
Khối lượng |
m1= |
m2= |
m3= |
Tỉ số \(\frac{m}{V}\) |
\(\frac{{{m_1}}}{{{V_1}}} = \) |
\(\frac{{{m_2}}}{{{V_2}}} = \) |
\(\frac{{{m_3}}}{{{V_3}}} = \) |
Nhận xét về tỉ số giữa khối lượng và thể tích của các thỏi sắt, nhôm, đồng
Quan sát thí nghiệm, đọc kết quả và nêu ra nhận xét từ thí nghiệm
Bảng 13.2. Tỉ số giữa khối lượng và thể tích của các vật làm từ các chất khác nhau
Đại lượng |
Advertisements (Quảng cáo) Thỏi sắt |
Thỏi nhôm |
Thỏi đồng |
Thể tích |
V1=V=1cm3 |
V2=V=1cm3 |
V3=V=1cm3 |
Khối lượng |
m1=7,8g |
m2=2,7g |
m3=8,96g |
Tỉ số \(\frac{m}{V}\) |
\(\frac{{{m_1}}}{{{V_1}}} = 7,8g/c{m^3}\) |
\(\frac{{{m_2}}}{{{V_2}}} = 2,7g/c{m^3}\) |
\(\frac{{{m_3}}}{{{V_3}}} = 8,96g/c{m^3}\) |
Tỉ số giữa khối lượng và thể tích của thỏi đồng > sắt > nhôm.
13.3
Dựa vào đại lượng nào người ta nói sắt nặng hơn nhôm?
Áp dụng kiến thức về khối lượng riêng của sắt và nhôm
Dựa vào khối lượng riêng của sắt lớn hơn nhôm (7800 kg/m3 > 2700 kg/m3) ta nói sắt nặng hơn nhôm.
13.4
Một khối gang hình hộp chữ nhật có chiều dài các cạnh tương ứng là 2cm, 3cm, 5cm và có khối lượng 210g. Hãy tính khối lượng riêng của gang
Áp dụng kiến thức về công thức tính khối lượng riêng \(D = \frac{m}{V}\)
2cm = 0,02 m; 3cm = 0,03 m; 5cm = 0,05 m; 210 g = 0,21kg
Thể tích khối gang hình hộp chữ nhật: 0,02.0,03.0,05 = 0,00003 (m3)
Khối lượng riêng của gang bằng D = m:V = 0,21 : 0,00003 = 7000 (kg/m3)
13.5
Một khối đá có thể tích 0,7m3 và khối lượng riêng là 2570kg/m3. Khối lượng của khối đá là
A. 3671kg
B. 1799kg
C. 2724kg
D. 2570kg
Áp dụng kiến thức về công thức tính khối lượng riêng \(D = \frac{m}{V} \Rightarrow m = D.V\)
Khối lượng của khối đá là\(D = \frac{m}{V} \Rightarrow m = D.V = 0,7.2570 = 1799kg\)
Đáp án: B
13.6
Một bể nước có kích thước bên trong là 90cm x 30cm x 35cm. Cho biết khối lượng riêng của nước là 1,0 g/mL. Tính khối lượng nước trong bể khi chưa đầy nước?
Áp dụng kiến thức về công thức tính khối lượng riêng \(D = \frac{m}{V} \Rightarrow m = D.V\)
Đổi: 1,0 g/mL = 1,0 g/cm3;
Thể tích bên trong bể chứa nước là: 90.30.35=94500cm3
Khối lượng nước trong bể khi chứa đầy nước là: \(D = \frac{m}{V} \Rightarrow m = D.V = 1.94500 = 94500g\)
13.7
Bảng dưới đây liệt kê khối lượng riêng của một số vật liệu. Hãy tính khối lượng 3m3 (đặc) của đồng và chì.
Vật liệu |
Khối lượng riêng (g/cm3) |
Đồng |
8,9 |
Chì |
11,3 |
Bạc |
10,5 |
Vàng |
19,3 |
Áp dụng kiến thức về công thức tính khối lượng riêng \(D = \frac{m}{V} \Rightarrow m = D.V\)
Đổi 3m3=3000000cm3
Khối lượng của 3m3 đồng là: \(D = \frac{m}{V} \Rightarrow m = D.V = 8,9.3000000 = 2670000g = 2670kg\)
Khối lượng của 3m3 chì là: \(D = \frac{m}{V} \Rightarrow m = D.V = 11,3.3000000 = 3390000g = 3390kg\)