Trang chủ Lớp 8 Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8 (Kết nối tri thức) Bài 2. Phản ứng hóa học trang 7, 8, 9, 10 Vở...

Bài 2. Phản ứng hóa học trang 7, 8, 9, 10 Vở thực hành khoa học tự nhiên 8: Ở quá trình ngược lại, hơi nước ngưng tụ thành nước lỏng, nước lỏng đông đặc thành nước đá. Vậy ...

Giải 2.1, 2.2, 2.3, 2.4, 2.5, 2.6, 2.7, 2.8, 2.9, 2.10, 2.11, 2.12, 2.13, 2.14, 2.15, 2.16, 2.17, 2.18 - Bài 2. Phản ứng hóa học trang 7, 8, 9, 10 Vở thực hành khoa học tự nhiên 8 - Chương I. Phản ứng hóa học. Xác định các giá trị nhiệt độ tương ứng với các bước thí nghiệm được mô tả trong hình 2.

2.1

Xác định các giá trị nhiệt độ tương ứng với các bước thí nghiệm được mô tả trong hình 2.1 SGK KHTN 8

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào hình 2.1 SGK KHTN 8

Answer - Lời giải/Đáp án

Cốc a: nước đá: 0 - 4 độ C

Cốc b: Nước ở thể lỏng nhiệt độ phòng (20 - 25 độ C)

Cốc c: Nước sôi chuyển từ thể lỏng sang thể hơi 100 độ C


2.2

Ở quá trình ngược lại, hơi nước ngưng tụ thành nước lỏng, nước lỏng đông đặc thành nước đá. Vậy trong quá trình chuyển thể, nước có biến đổi thành chất khác không?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào kiến thức về sự biến đổi vật lý và sự biến đổi hóa học

Answer - Lời giải/Đáp án

Nước không biến đổi thành chất khác, nước chỉ thay đổi về trạng thái.


2.3

Ở quá trình trộn bột sắt với bột lưu huỳnh, hỗn hợp thu được có bị nam châm hút không?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào kiến thức về sự biến đổi

Answer - Lời giải/Đáp án

Hỗn hợp thu được có bị nam châm hút do có sắt chưa biến đổi thành chất khác trong hỗn hợp.


2.4

Chất trong ống nghiệm (2) sau khi được đun nóng và để nguội có bị nam châm hút không?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào kiến thức về sự biến đổi

Answer - Lời giải/Đáp án

Chất trong ống nghiệm (2) không bị nam châm hút do đã biến đổi thành chất khác không có tính nhiễm từ.


2.5

Sau khi trộn bộn sắt và bột lưu huỳnh, có chất mới được tạo thành không? Giải thích

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào kiến thức về phản ứng hóa học

Answer - Lời giải/Đáp án

Không có chất mới tạo thành do chưa có phản ứng hóa học xảy ra.


2.6

Sau khi đun nóng hỗn hợp bột sắt và bột lưu huỳnh, có chất mới được tạo thành không? Giải thích

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào kiến thức về phản ứng hóa học

Answer - Lời giải/Đáp án

Có chất mới được tạo thành vì có phản ứng hóa học xảy ra


2.7

Lấy một số ví dụ trong đời sống về các quá trình xảy ra sự biến đổi vật lí, biến đổi hóa học

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào kiến thức về sự biến đổi vật lý và biến đổi hóa học

Answer - Lời giải/Đáp án

Biến đổi vật lí: nước đá tan ra.

Biến đổi hóa học: vắt chanh vào nước hoa đậu biếc thấy đổi sang màu tím


2.8

Than (thành phần chính là carbon) cháy trong không khí tạo thành khí carbon dioxide

a) Hãy viết phương trình phản ứng dạng chữ của phản ứng này

chất nào là chất phản ứng?

Chất nào là sản phẩm?

b) Trong quá trình phản ứng, lượng chất nào giảm dần? Lượng chất nào tăng dần?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào kiến thức về phản ứng hóa học

Answer - Lời giải/Đáp án

a) Carbon + oxygen à carbon dioxide

chất phản ứng: carbon và oxygen

chất sản phẩm: carbon dioxide

b) Trong quá trình phản ứng lượng carbon và oxygen giảm dần, lượng carbon dioxide tăng dần


2.9

Quan sát hình 2.3, SGK KHTN 8 và trả lời câu hỏi sau:

1. Trước và sau phản ứng, những nguyên tử nào liên kết với nhau?

2. Trong quá trình phản ứng, số nguyên tử H và số nguyên tử O có thay đổi không

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào hình 2.3 trong SGK KHTN 8

Answer - Lời giải/Đáp án

1. Trước phản ứng hydrogen liên kết với nhau, oxygen liên kết với nhau

Sau phản ứng, 2 hydrogen liên kết với 1 oygen

2. Trong quá trình phản ứng số nguyên tử H và O không thay đổi


2.10

Quan sát hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm Dâu hiệu nhận biết có chất mới tạo thành (trang 14, SGK KHTN 8) và trả lời câu hỏi:

Ống nghiệm nào xảy ra phản ứng hóa học? Giải thích

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào kết quả của phản ứng hóa học

Answer - Lời giải/Đáp án

ống nghiệm (1) và (3) có xảy ra hóa học vì (1) có xuất hiện bọt khí, (3) có xuất hiện chất không tan màu trắng.


2.11

Trong phản ứng giữa oxygen và hydrogen, nếu oxygen hết thì phản ứng có xảy ra nữa không?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào kiến thức về phản ứng hóa học

Answer - Lời giải/Đáp án

Không xảy ra.


2.12

Nhỏ giấm ăn vào viên đá vôi. Dấu hiệu nào cho biết đã có phản ứng hóa học xảy ra?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào kiến thức về dấu hiệu phản ứng hóa học

Advertisements (Quảng cáo)

Answer - Lời giải/Đáp án

Thấy có bọt khí xuất hiện.


2.13

Thức ăn được tiêu hóa chuyển thành các chất dinh dưỡng. Phản ứng hóa học giữa chất dinh dưỡng với oxygen cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động là phản ứng tỏa nhiệt hay thu nhiệt? Lấy thêm ví dụ về loại phản ứng này.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào kiến thức về phản ứng thu nhiệt và phản ứng tỏa nhiệt

Answer - Lời giải/Đáp án

Phản ứng hóa học giữa chất dinh dưỡng với oxygen là phản ứng tỏa nhiệt

Ví dụ về phản ứng tỏa nhiệt: phản ứng đốt cháy


2.14

Quá trình nung đá vôi (thành phần chính là CaCO3) thành vôi sống (CaO) và khí carbon dioxide (CO2) cần cung cấp năng lượng (dạng nhiệt). Đây là phản ứng tỏa nhiệt hay thu nhiệt.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào kiến thức về phản ứng tỏa nhiệt và thu nhiệt

Answer - Lời giải/Đáp án

Quá trình nung đá vôi là phản ứng thu nhiệt vì cần cung cấp nhiệt cho phản ứng xảy ra.


2.15

Than, xăng, dầu,… là nhiên liệu hóa thạch, được sử dụng chủ yếu cho các ngành sản xuất và các hoạt động nào của con người

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào ứng dụng của phản ứng tỏa nhiệt và phản ứng thu nhiệt

Answer - Lời giải/Đáp án

Than, xăng, dầu được sủ dụng cho việc chạy động cơ phục vụ cho sản xuất, di chuyển của con người.


2.16

Các nguồn nhiên liệu hóa thạch có phải là vô tận không?

Đốt cháy nhiên liệu hóa thạch ảnh hưởng đến môi trường như thế nào?

Hãy nêu ví dụ về việc tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng thay thế để giảm việc sử dụng các nhiên liệu hóa thạch

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào kiến thức về nguồn nhiên liệu hóa thạch

Answer - Lời giải/Đáp án

Các nguồn nhiên liệu hóa thạch không phải là vô tận. Khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch thải ra khí carbon dioxide gây ô nhiễm môi trường, ngoài ra còn có thêm các khí thải khác gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Nguồn năng lượng thay thế năng lượng gió, năng lượng mặt trời, khí hydrogen,…


2.17

Cho biết các hiện tượng sau là hiện tượng vật lý hay hiện tượng hóa học

Hiện tượng

Hiện tượng vật lí

Hiện tượng hóa học

Mở nắp chai nước giải khát có gas, khí carbon dioxide trào lên

Than cháy tạo thành khí carbon dioxide

Quả đu đủ từ màu xanh chuyển sang chín vàng

Cơm nếp ủ với men thành rượu nếp

Hơi nước ngưng tụ thành mây

Đường tan vào nước thành nước đường

Đá vôi tan trong acid sinh ra khí carbon dioxide

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào kiến thức về sự biến đổi vật lý và sự biến đổi hóa học

Answer - Lời giải/Đáp án

Hiện tượng

Hiện tượng vật lí

Hiện tượng hóa học

Mở nắp chai nước giải khát có gas, khí carbon dioxide trào lên

x

Than cháy tạo thành khí carbon dioxide

x

Quả đu đủ từ màu xanh chuyển sang chín vàng

x

Cơm nếp ủ với men thành rượu nếp

x

Hơi nước ngưng tụ thành mây

x

Đường tan vào nước thành nước đường

x

Đá vôi tan trong acid sinh ra khí carbon dioxide

x


2.18

Cho các phản ứng hóa học sau, hãy cho biết chúng thuộc loại phản ứng nào (tỏa nhiệt hay thu nhiệt)

Phản ứng

Phản ứng tỏa nhiệt

Phản ứng thu nhiệt

a) Nung đá vôi ở nhiệt độ cao, sinh ra vôi sống và khí carbon dioxide

b) Khí biogas cháy, sinh ra khí carbon dioxide và nước

c) Đun nóng đường để thành caramen (nước hàng)

d) Phản ứng của sắt với sulfur cần đun nóng lúc đầu, sau đó phản ứng tự xảy ra, tạo thành iron(II) sulfur

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào kiến thức về phản ứng tỏa nhiệt và phản ứng thu nhiệt

Answer - Lời giải/Đáp án

Phản ứng

Phản ứng tỏa nhiệt

Phản ứng thu nhiệt

a) Nung đá vôi ở nhiệt độ cao, sinh ra vôi sống và khí carbon dioxide

X

b) Khí biogas cháy, sinh ra khí carbon dioxide và nước

X

c) Đun nóng đường để thành caramen (nước hàng)

X

d) Phản ứng của sắt với sulfur cần đun nóng lúc đầu, sau đó phản ứng tự xảy ra, tạo thành iron(II) sulfur

x