Câu 1
Câu 1 trang 29, VTH Văn 8 tập 1
Điền thông tin vào các mục dưới đây để chuẩn bị nội dung chính cho bài văn phân tích một bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật:
a. Nhan đề bài thơ và tên tác giả:…
b. Thể thơ, bố cục và đề tài:…
c. Đặc điểm nội dung, nghệ thuật:
- Đặc điểm nội dung:…
- Đặc điểm nghệ thuật:…
d. Vị trí và ý nghĩa của bài thơ:…
Nhớ lại các yêu cầu khi viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)
a. Nhan đề bài thơ và tên tác giả: Thương vợ – Trần Tế Xương
b. Thể thơ, bố cục và đề tài:
Advertisements (Quảng cáo)
- Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật
- Bố cục: Đề – thực – luận - kết
- Đề tài: từ tình cảm dành cho người vợ tần tảo, một nắng hai sương
c. Đặc điểm nội dung, nghệ thuật:
- Đặc điểm nội dung: trên dòng thời gian đằng đẵng “quanh năm” suốt tháng, hình ảnh người vợ hiện lên với gánh gia đình trĩu nặng. Bà không chỉ một mình “nuôi đủ” đàn con mà còn phải “gánh” cả ông chồng.
- Đặc điểm nghệ thuật: bài thơ vừa kết tinh những giá trị nghệ thuật đặc sắc của thơ Nôm Đường luật vừa in đậm dấu ấn sáng tạo của tác giả
d. Vị trí và ý nghĩa của bài thơ: là tác phẩm tiêu biểu cho giá trị tư tưởng và nghệ thuật của thơ Tú Xương.
Câu 2
Câu 2 trang 30, VTH Văn 8 tập 1
Viết mở bài cho bài văn phân tích một bài thơ Đường luật theo đề tài em đã xác định ở bài tập 1:…
Lựa chọn một bài thơ để viết mở bài
Mở bài: “Trần Tế Xương (Tú Xương) được xếp vào hàng những cây bút trào phúng xuất sắc nhất của nền văn học dân tộc. Ông cũng là một nhà thơ trữ tình giàu cảm hứng nhân đạo và lòng yêu nước. Tú Xương còn là tác giả có nhiều cách tân táo bạo đối với thể loại thơ Nôm Đường luật. Thương vợ là một trong những bài thơ Nôm nổi tiếng nhất của ông”.